Login Form

Số Người Truy cập

04464422
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
353
692
2533
2817258
2533
21742
4464422

2024-12-05 09:45

Án Giang Hồ - Hồ Sơ Lật Lại

Nghe Thôi Đã Vãi Mẹ Nó... *** ồn Zoài !!!

Phần 1.  Những Bản Án Oan

Nguyễn Thanh Chấn & Bản Án "Chung Thân" !?

logo-bao-tuoi-tre

05/11/2013 07:46 (GMT + 7)

TT - Sáng 4-11, ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi) được trả tự do bằng quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án chung thân về tội danh “giết người”, chấm dứt 3.686 ngày thụ án.

nguyn thanh chn 2

Ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ ba từ phải sang) được trả tự do - Ảnh: xuân long

 

Từ đơn tố giác của vợ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) - người thụ án tù chung thân về tội giết người đã được 10 năm, cơ quan điều tra xác định nghi phạm là Lý Nguyễn Chung, không phải ông Chấn. Do Chung liên tục lẩn trốn, cơ quan điều tra phải kiên trì thuyết phục nghi phạm mới ra đầu thú.

Read More

Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao đã khởi tố vụ án “giết người, cướp tài sản”, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lý Nguyễn Chung, nghi can gây ra vụ án giết người khiến ông Chấn lãnh án. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng bắt khẩn cấp Lý Văn Chúc (63 tuổi, bố của Lý Nguyễn Chung) về hành vi “đe dọa giết người”. Cơ quan điều tra xác định trước khi Lý Nguyễn Chung bị bắt, ông Chúc có đe dọa giết một số người thân nếu như thông tin hoặc khai báo với cơ quan điều tra về việc Chung gây án và bỏ trốn. Không nhận tội nhưng bị ép cung!

Theo bản kháng nghị của Viện KSND tối cao, tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 26-3-2004 của TAND tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Thanh Chấn bị tuyên phạt tù chung thân về tội “giết người”; tại bản án hình sự phúc thẩm ngày 27-7-2004 của tòa phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm. Trong hai bản án này, ông Chấn bị buộc tội đã sát hại chị Nguyễn Thị H., cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên vào tối 15-8-2003.

Theo bản kháng nghị này thì hai phiên tòa quy kết ông Nguyễn Thanh Chấn có hành vi giết người là chưa đủ cơ sở. Tại các biên bản ghi lời khai ban đầu và các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, ông Chấn đều không nhận tội, kêu oan và khai rằng những lời khai nhận trước đây là do bị ép cung, được điều tra viên hướng dẫn khai báo sự việc, hướng dẫn vẽ sơ đồ hiện trường, được luyện tập nhiều lần để thực nghiệm điều tra. Đối với các tài sản của nạn nhân Nguyễn Thị H. được người thân trong gia đình nạn nhân và nhân chứng cung cấp thông tin, quá trình điều tra không làm rõ là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Do đó, Viện KSND tối cao thấy rằng các cấp kết án ông Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người là chưa đủ căn cứ.

Bản kháng nghị cũng nêu rõ vụ án xuất hiện những tình tiết mới. Cụ thể ngày 9-7-2013, Cục điều tra của Viện KSND tối cao tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) tố giác các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang đã điều tra, truy tố, xét xử oan sai đối với ông Chấn. Bà Chiến cho rằng người gây ra vụ án giết chị Nguyễn Thị H. là Lý Nguyễn Chung (25 tuổi, cùng trú tại thôn Me). Quá trình điều tra, Cục điều tra đã lấy lời khai của bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Lý Nguyễn Chung), Lý Văn Chúc, hai người này đều khai nhận Chung là người giết chị Nguyễn Thị H.. Ngoài ra, một số hàng xóm của gia đình ông Chúc đều khai có nghe ông Chúc nói về sự việc này.

Một người thân của Chung cũng khai nhận khoảng cuối năm 2003 Chung có về Lạng Sơn và nói chuyện với hai anh em Lý Văn Phúc, Lý Văn Nho về việc Chung gây án ở Bắc Giang. Sau đó Chung được anh trai là Lý Văn Phúc bố trí cho đi vào làm ăn ở miền Nam. Ngoài ra, Cục điều tra cũng lấy lời khai của chị Hoàng Thị Xướng (vợ Lý Văn Phúc) về việc tháng 8-2003, Lý Văn Phúc đưa cho người này hai chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng. Khi biết hai chiếc nhẫn này của nạn nhân bị giết ở Bắc Giang thì chị Xướng không nhận. Cho đến khi Lý Nguyễn Chung ra đầu thú đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Do đó, Viện KSND tối cao kháng nghị bản án nhằm minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

Giết người để lấy 59.000 đồng và hai chiếc nhẫn

Ông Vũ Đăng Khoa, cục trưởng Cục điều tra, cho biết sau khi nhận được đơn tố giác của bà Chiến, cơ quan điều tra đã cử bốn tổ công tác đến Bắc Giang, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Gia Lai. Quá trình xác minh có đủ cơ sở cho thấy Lý Nguyễn Chung là nghi phạm giết chị Nguyễn Thị H. vào đêm 15-8-2003 chứ không phải ông Nguyễn Thanh Chấn. Ngay sau đó, Cục điều tra cử một tổ công tác vào Đắk Lắk truy bắt Chung nhưng đến nơi thì phát hiện Chung đã bỏ trốn khỏi địa phương. Cũng tại đây, tổ công tác nắm được thông tin trước đó một tháng, Công an Bắc Giang đã tổ chức xác minh và vào nơi ở của Chung để tìm kiếm nhưng Chung thấy động đã bỏ trốn.

Xác minh nhiều nguồn, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra phát hiện Chung đã thay đổi đến gần 100 sim điện thoại để liên lạc với người thân nhằm nắm tình hình vụ việc. Quá trình trốn chạy, Chung đã đi vào miền Nam, đi các tỉnh khác tại Tây nguyên, ra Lạng Sơn, thậm chí sang tận Trung Quốc.

Có những lúc cơ quan điều tra tưởng như đã bắt được Chung, nhưng khi tìm đến thì phát hiện sim điện thoại Chung sử dụng trước đó đã bỏ đi và người khác sử dụng. Do đó, các điều tra viên phải kiên trì vận động, thuyết phục người thân trong gia đình vận động Chung đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, nhất là khi Chung phạm tội mới có 14 năm 8 tháng tuổi, sẽ được hưởng hình phạt thấp cho người vị thành niên. Do đó đến ngày 25-10, Chung ra đầu thú tại Công an huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Sau khi nhận bàn giao, Cục điều tra đã di lý Lý Nguyễn Chung ra Hà Nội để điều tra làm rõ hành vi phạm tội của mình.

Tại cơ quan điều tra, Lý Nguyễn Chung khai nhận đã giết chị H. để lấy tiền và hai chiếc nhẫn vào tối 15-8-2003. Sau khi giết chị H., Chung về nhà thay quần áo dính máu ra ngâm ở chậu. Đến khoảng 4g sáng hôm sau, bà Nguyễn Thị Lành giặt quần áo thấy trong nước ngâm bộ quần áo của Chung có màu hồng nên gọi Chung dậy hỏi: “Có phải hôm qua mày làm chuyện đó không?”, Chung đã thừa nhận. Bà Lành và ông Chúc đã bảo Chung về quê ở Lạng Sơn. Chung về Lạng Sơn kể lại sự việc và đưa hai chiếc nhẫn cho Lý Văn Phúc. Số tiền lấy được của chị H. đếm được 59.000 đồng Chung sử dụng hết, sau đó trốn vào Đắk Lắk làm ăn.

“Tôi như được sinh ra lần thứ hai”

Mười năm xa cách, hôm qua ông Nguyễn Thanh Chấn trở về với gia đình trong vòng tay đón chào của người thân, làng xóm. Ông nói mười năm trong tù, ông mong mỏi có một ngày được minh oan cho mình.

nguyn thanh chn

Nguyễn Thanh Chấn trong vòng tay gia đình

Sớm ngày 4-11, những người thân trong gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn bắt đầu một ngày mới với những công việc khác ngày thường. Cụ Phạm Thị Vì, mẹ đẻ ông Nguyễn Thanh Chấn, lặng lẽ thay cho mình một bộ đồ tươm tất. Bà Nguyễn Thị Chiến gắng gượng tự chải lại mái đầu sau cả năm ròng nằm trên giường bệnh. Người con gái thứ ba của ông, chị Nguyễn Thị Thu, khăn gói mang cho cha một bộ đồ mới.

6g. Xe của trại giam Vĩnh Quang tới đưa gia đình đi đón ông Chấn về. Anh Nguyễn Hữu Quyết, con trưởng, cho biết suốt đêm cả nhà gần như thức trắng. “2g sáng tôi đi mổ lợn thuê về đã thấy bà, mẹ và các em thức đợi. Mọi người thúc hôm nay đi đón bố thì mặc cho tươm tất vào. Tôi đi mà trong đầu cứ lởn vởn suy nghĩ, không biết bố mình có được về luôn không” - anh Quyết kể.

8g30, sau gần ba tiếng ngồi xe, vừa xuống sân trại, bà Nguyễn Thị Chiến lịm dần. Con, cháu dìu bà vào phòng đợi, còn những người thân trong họ liên tục khích lệ: “Cố lên Chiến ơi, sắp được gặp Chấn rồi”. Ngồi lặng lẽ bên mẹ, thi thoảng chị Nguyễn Thị Thu lại bật khóc như một đứa trẻ: “Bố Chấn ơi, lúc bố bị bắt, con mới là một đứa trẻ tung tăng đến trường. Ở đâu, gặp ai chúng con cũng thấy những ánh mắt trách móc và những câu nói xuyên thấu tim gan: bố mày mang tội hiếp dâm, giết người thì học làm gì. Ra tòa bố nói không phạm tội nhưng tòa đâu có tin. Mẹ con cơm nắm, áo đùm đi kêu oan cho bố nhưng bố vẫn không về”.

Đúng 9g, hội trường trại giam Vĩnh Quang như vỡ òa khi ông Nguyễn Thanh Chấn được đưa vào phòng. Sau các thủ tục, sau những giây phút cởi bỏ áo trại, những người thân ào tới ôm ghì lấy ông. Quỳ sụp dưới chân mẹ già, ông Chấn thổn thức: “Sinh ra con không biết mặt cha, còn mẹ già nhưng con không ở bên phụng dưỡng. Giờ con muốn báo hiếu có kịp không mẹ ơi”. Giữa vòng vây những người thân, ông Chấn nháo nhác tìm bóng dáng vợ mình. Khi người thân dìu bà Chiến tới, ông Chấn ôm chầm giọng rên xiết: “Em tôi, vì đâu mà nhà mình nên nỗi này. Anh nợ mẹ con em nhiều lắm”.

12g. Gia đình ông Chấn đoàn tụ chung vui bữa cơm đầu tiên sau 10 năm xa cách. Trước chén cơm đầu tiên với gia đình, ông Chấn ngậm ngùi: “Con cảm ơn mẹ. Em cảm ơn các anh chị đã bao năm ngược xuôi vì em”. Nói với vợ và các con, ông Chấn hứa sẽ bù đắp cho những năm tháng xa cách. Trò chuyện với Tuổi Trẻ sau bữa cơm trưa đầu tiên cùng gia đình, ông Chấn nói mười năm ở tù ông khát khao có ngày được minh oan cho gia đình: “Suốt mười năm tôi luôn nghĩ gia đình mình thiệt thòi, khổ cực vì tôi quá rồi. Hôm nay được về, tôi thấy mình chuộc được phần nào lỗi với gia đình. Với tôi, hôm nay mình như được sinh ra lần thứ hai”.

MINH QUANG - XUÂN LONG

----------------------------------------------------------

Trái Tim Trong Trắng

(Fangzi) - Hai ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về việc ông Nguyễn Thanh Chấn (quê Bắc Giang) người bị kết án chung thân về tội giết người được trả tự do sau 10 năm ngồi tù. Sự việc chỉ được làm sáng tỏ khi Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản.
Sự việc này làm nhiều người nhớ lại vở kịch "Trái Tim Trong Trắng" vừa được đài truyền hình Việt Nam (VTV1) phát sóng trực tiếp trong tháng 9 vừa qua nhằm tưởng nhớ tác giả Lưu Quang Vũ. Vở kịch do các nghệ sĩ nhà hát kịch Hà Nội biểu diễn.
 
Mời xem vở kịch tại đây:  http://www.youtube.com/watch?v=7bj0kf-vTio
 
Khi xem vở diễn này, không ít khán giả rơi nước mắt đồng cảm với nỗi oan của Luân, vì thương bố, muốn ông thoát khỏi lao tù mà đành ký vài tờ khai nhận tội giết người trong khi cả 2 bố con đều vô tội. Có cả những người đã tức giận hay bàn luận khá sôi nổi ở những chi tiết gay cấn, khi đại uý Hùng ép cung Luân, khi Luân phải diễn màn hạ sát nạn nhân, hoặc những khi Hoát – người anh rể tệ bạc - đưa ra những chứng cớ cho rằng Luân phạm tội.
Với nhịp độ đẩy cao cùng nhiều nút thắt tiếp nối, đạo diễn - NSND Hoàng Dũng đã đưa khán giả tới mọi cung bậc cảm xúc, từ giận dữ trước những bất công cho đến hạnh phúc khi công lý được thực thi và tình yêu được trọn vẹn.

Dưới đây, Fangzi xin mời mọi người đọc lại tư liệu nói về vụ án oan này.

Đã 30 năm trôi qua kể từ cái ngày định mệnh đen tối đổ ập vào gia đình ông Nguyễn Sỹ Lý. Hai ngàn ngày oan trái khiến cho đời ông từ một giảng viên đại học trở nên khốn đốn, đã được nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ viết trong vở kịch "Trái tim trong trắng”, sau này được Nhà hát kịch Việt Nam dựng thành vở kịch "Hai ngàn ngày oan trái”.

 alt

Ông Lý kể lại sự đời oan trái của mình

Trong một chuyến công tác về miền Tây xứ Nghệ, chúng tôi có dịp được gặp lại những nhân vật trong câu chuyện hai ngàn ngày oan trái này.

Cái tết định mệnh

Chúng tôi ngược về Phủ Quỳ vào một sáng miền Tây xứ Nghệ nóng như lửa đốt. Phải đến trưa chúng tôi mới tìm đến được nhà ông Nguyễn Sỹ Lý trú tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ngôi nhà đứng giữa nắng mà trông u buồn như chính cuộc đời chủ nhân nó vậy. Ông Lý cà nhắc chiếc chân phải bị bại liệt ra tiếp chúng tôi. Đã nhiều năm sau khi ra tù nhưng sức khỏe của ông ngày càng yếu, vì những vết thương khi ở tù và lớn hơn cả là vết thương lòng không thể lành theo thời gian. Sức khỏe yếu nhưng đôi mắt thì vẫn rất tinh nhanh và giọng nói vẫn vang như một võ tướng. Rót nước mời chúng tôi, ông bắt đầu câu chuyện: "Khi đó để cứu cha và các anh em nên mình mới nhận tội. Oan ức vô cùng! Ra tù càng sinh ra nhiều bệnh, rồi bị não và giờ là bán thân bất toại”.

Nguyễn Sỹ Lý sinh 17-9-1956, quê quán tại xã Viên Thành, Yên Thành (Nghệ An). Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông tại trường cấp 3 Quỳ Hợp, ông thi đỗ vào trường Đại học Lâm Nghiệp. Năm 1980, ông tốt nghiệp đại học và được bố trí vào dạy học tại trường Đại học Tây Nguyên. Sau đó ông lập gia đình và có con gái đầu lòng. Tháng 11-1982, ông được trường cử ra công tác tại trường kinh tế Bộ Lâm nghiệp, đến 28 tết mới được nghỉ nên ông về qua nhà ăn Tết cùng gia đình và vợ con. Và chuyện đau lòng này xảy ra vào đêm 28 Tết năm đó (1982). Tối đó, ông Nguyễn Sỹ Huỳnh (bố đẻ ông Lý), đi mượn một chiếc nồi đồng của nhà hàng xóm về nấu bánh chưng, vừa nấu xong vớt bánh ra giữa nhà. Ông Huỳnh vội vàng mang nồi nấu bánh sang trả nhà láng giềng để về đoàn tụ, chung vui đón giao thừa cùng con cái. Một tay xách nồi, một tay dọi đèn pin, ánh sáng đèn pin vô tình lướt qua mặt hai anh em Bùi Văn Vinh và Bùi Văn Lai, người xã Nghĩa Xuân cùng huyện, khi hai anh em Lai, Vinh đi chơi về. Ông Huỳnh chưa kịp xin lỗi thì Lai vừa chửi tục vừa sấn tới đá bay chiếc đèn pin trên tay ông Huỳnh, rồi nhảy vào đánh.

alt

Tác giả Hồ Hồng Tuyến và các bài báo của mình viết về vụ án 2.000 ngày oan trái

Bị đánh, ông Huỳnh la hét, nghe tiếng bố kêu la mấy anh em Lý, Nhật, Luân, Tính chạy ra, chỉ thấy một mình ông Huỳnh ngoài ra không thấy ai khác. Bất chợt anh em Lai và Vinh ném lại một quả lựu đạn. Quả lựu đạn phát nổ nhưng may mắn nó bị rơi xuống một khe nước nhỏ nên không ai bị thương tích gì. Mấy anh em đưa bố vào nhà sơ cứu. Sau đó trở lại hiện trường nơi xảy ra sự việc và tìm xung quanh nhưng không thấy ai. Khi thấy con cái nhà ông Huỳnh ra đông, Vinh trốn vào bụi rậm, còn Lai chạy mất tăm. Khi bố con ông Huỳnh bỏ vào nhà, lúc đó Vinh mới từ trong bụi chui ra, cố chạy theo cho kịp anh. Ai ngờ, trong đêm tối, Lai không nhận ra đó là em mình mà tưởng rằng con nhà ông Huỳnh đuổi để trả thù, Lai quay lại rút dao đâm thẳng vào ngực em mình. Vinh gục ngã. Nhận ra mình đã đâm nhầm em trai, Lai vẫy xe đưa em đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng (đứt cuống tim), lên tới bệnh viện thì Vinh tắt thở.

3 giờ sáng ngày hôm đó, anh em nhà ông Lý thức dậy làm thịt lợn để đón năm mới. Đây cũng là Tết đặc biệt của gia đình nhà ông Lý vì sau chiến tranh cho đến tết năm đó, gia đình ông mới sum họp được đông đủ. Sau khi Vinh chết, Lai không nhận tội giết nhầm em trai mà lại đổ tội cho con ông Huỳnh đã giết Vinh. Ngày hôm sau, công an huyện Quỳ Hợp về điều tra, phát hiện thấy dao và quần áo của ông Lý có dính máu. Nhưng là máu lợn làm thịt lúc 3 giờ sáng. Và khi so sánh dao với vết đâm trên ngực Vinh trùng khớp, vì Lai cũng dùng con dao giống dao ông Lý để đâm Vinh. Và sau 7 ngày, vào ngày mồng 6 Tết âm lịch năm 1983, cả 4 cha con ông Huỳnh bị bắt tạm giam vì nghi can giết Vinh.

Từ một giảng viên đại học mới 27 tuổi đã phải ôm lấy 2.000 ngày oan trái; từ một thầy giáo thành một người tiều tụy, thất nghiệp, oan khiên: "Tiếc thay những người thực thi pháp luật do trình độ non kém, thiếu hiểu biết đã đẩy vụ án của tôi trở nên oan trái đến mức làm cuộc đời tôi điêu đứng”. Ông Lý nhìn xa xăm và thở dài. Là một giảng viên đại học, có trình độ, có nhận thức, Nguyễn Sỹ Lý không dễ gì nhận là mình giết người trong khi chính mình không giết nhưng vì thương cha, thương các anh em đang bị giam cầm oan trái, Lý nghĩ, thà mình nhận tội rồi một mình mình chịu, sau đó tìm công lý còn hơn là để cả nhà phải ngồi tù oan, thế là Lý nhắm mắt nhận tội... để rồi lĩnh lấy 2.000 ngày oan trái trong vòng lao lý.

alt

Ông Cao Tiến Mùi, người bạn tù đã tìm cách giải oan cho ông Lý

Nỗi oan được giải

Ông Lý kể: "Khi tôi vào tù được một thời gian, người ta dẫn giải tôi về nơi xảy ra án mạng, bắt tôi diễn tả lại hành vi giết người mà mình mang oan, người ta làm giả một con giao găm bằng giấy cáttông, bảo tôi cầm lấy và đâm vào một người khác như chính mình đã đâm vào Vinh để quay phim chụp ảnh, nhưng vì tôi không đâm Vinh nên tôi không biết cách cầm dao, không thể đâm đúng tư thế như Vinh bị đâm. Biết tôi không cầm được đúng tư thế, một vị trong số người thực thi nhiệm vụ hướng dẫn cho tôi cầm cán dao theo kiểu tội phạm hay dùng. Phải làm đi làm lại mấy lần, tôi mới diễn được cảnh đâm Vinh mà mình không hề hay biết. Cũng lạ, tại sao chi tiết bắt tôi cầm dao diễn lại cảnh đâm người nhưng tôi không biết cách cầm dao mà người ta cũng không xem đó là tình tiết đáng lưu ý để điều tra lại vụ án?”

Ngày 20-9-1983, TAND tỉnh Nghệ Tĩnh (lúc chưa chia tách tỉnh) mở phiên toà sơ thẩm xét xử Nguyễn Sỹ Lý - nguyên cán bộ giảng dạy trường Đại học Tây Nguyên, 17 năm tù giam về tội "giết người”. Lý vào tù còn ông Huỳnh và các anh em được trở về nhà để rồi người cha già còm cõi ấy mang đơn ra Hà Nội kêu oan cho con, hết lần này đến lượt khác, hết năm này sang năm khác. Thế nhưng, 5 năm trời, Lý oan vẫn hoàn oan, vẫn phải ngồi tù như một kẻ giết người! Và, ánh sáng công lý bắt đầu loé lên từ trong ngục tối khi bạn tù của Lý là anh Cao Tiến Mùi hay còn gọi "cu Trực”, "đại ca gấu đen” vì hiểu rõ nỗi oan khiên của Lý nên khi ra tù Mùi đã tìm cách minh oan cho Lý.

Để giải oan cho Lý, Mùi đã tìm mọi cách tiếp cận Lai và Lai đã phải thú nhận bằng văn bản là chính Lai đâm nhầm Vinh chứ không phải Lý giết Vinh. Khi sự thật được phanh phui cũng là lúc Lý đã phải trải qua 5 năm ở tù (tức gần 2.000 ngày oan trái). Cao Tiến Mùi và ông Huỳnh đã gửi tài liệu đến TAND tối cao, trong đó có giấy tự thú của Lai về việc chính Lai giết nhầm em mình. Sau khi có giấy tự thú của Lai, Lý được tạm tha theo Quyết định số 1265/HS, ngày 21-12-1987 của TAND tối cao.

Sau 2 ngày ban hành quyết định, ông Huỳnh cầm quyết định trong tay mà quên ăn, quên ngủ, cả gia đình kéo xuống giữa đêm ngồi ngay trước cổng trại giam chờ đợi. Trời vừa hửng sáng, cánh cổng sắt nặng nề lạnh lùng mở ra, Lý bước thấp bước cao đổ dồn về phía đám đông đang chờ đợi và ôm chầm lấy những người thân của mình. Về lại đời thường, con gái đầu lòng Ngọc Anh của anh cũng đã được 5 tuổi (khi Lý vào tù, con gái Lý mới sinh được hơn 10 ngày - PV). Ra tù, cuộc sống khó khăn khi cùng lúc nuôi 3 đứa con  học đại học. Ông Lý hi vọng vào sự trưởng thành của các con, nào ngờ tai hoạ lại giáng xuống đầu gia đình ông khi đứa con gái đầu lòng Ngọc Anh - giảng viên một trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh bị tai nạn chết oan thương, một lần nữa cuộc sống gia đình ông tưởng chừng như không thể vượt qua. Nguồn sống hiện tại của vợ chồng ông Lý trông cả vào nghề làm đậu phụ nên vô cùng vất vả. Hiện tại, người con gái thứ hai đã tốt nghiệp đại học Giao thông vận tải nhưng vẫn chưa xin được việc, còn con trai út thì vẫn còn học Đại học Xây dựng năm cuối.

Nhìn ông Lý lết chân ra sân tiễn khách, chúng tôi thật sự xót thương cho ông vì sự trái ngang của cuộc đời! Một giảng viên đại học mới 27 tuổi đầu đang phơi phới sức xuân, bỗng tai hoạ ập đến đã cướp đi của ông tất cả để rồi hôm nay ông trở thành một người tàn phế, không được hưởng bất cứ một quyền lợi gì của một người bị oan trái trong 5 năm.

Năm 1988, trong một lần gặp ông Nguyễn Sỹ Huỳnh (bố đẻ của ông Lý), tác giả Hồ Hồng Tuyến biết được nỗi oan khuất của ông Lý nên đã viết bài báo đầu tiên có tựa đề Phiên tòa ngày mai đăng tải trên báo Tiền Phong. Sau đó, ông viết tiếp ba kỳ với tựa đề Người vô danh  đăng trên báo Tiền phong số 14, 15 và 16 năm 1988. Từ bài báo này, Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã viết thành Trái tim trong trắng (khi dựng vở có tên là "Hai ngàn ngày oan trái”).

Còn nữa...

Fangzi sưu tầm, biên soạn và giới thiệu

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG