Tin Tức
Shaolaojia Dạy Nấu Ăn...
Võ sư: Thiều Ngọc Sơn - Bếp Trưởng
Thiều gia giản giới:
Học võ mà không có ăn hoặc giả ăn không "đủ" (không được nói giọng Nghệ) chất, không được bồi bổ, bù đắp lượng calo cần thiết cho sự tiêu hao mà cơ thể đã tiêu tốn trong quá trình luyện công thì người sẽ rất yếu! Ở đời, hễ mà yếu thì thường dẫn đến suy mà đã "suy" thì suy "đủ thứ"... do vậy suy ra luyện võ mà bụng không, không có gì lót bụng thì võ cũng dễ trở thành "võ nhược" !? Chả biết chân lý này đúng hay sai ? Nhằm khắc phục tình trạng thiếu chất trong quá trình luyện tập, dưới dây Shaolaojia xin giới thiệu với các bạn một vài kiểu làm các món ăn vừa giản đơn, vừa rẻ tiền nhưng vẫn "bổ" nhằm bù đắp sự thiếu hụt năng lượng cho cơ thể rất hiệu quả.
Bài dạy cách làm mấy món này đã từng được tạp san "người nội trợ" đăng tải trên tạp san tháng 8/2010. Chúc các bạn vui vẻ và thành công trong cuộc sống.
Một chú luyện công không có ăn nên gầy lòi cả xương... ?!
... và Hổng hiểu em này thì còn gì để mà "che" nữa chớ ?!.
Món thứ nhất:
CHÂN GIÒ NẤU ĐÔNG
Shaolaojia: Bếp Trưởng
Tết giữa Sài Gòn nóng nực, ai cũng mong sao có được một cái tết thật ấm cúng, vui tươi mà vẫn thấm đẫm không khí của ngày tết cổ truyền…? Để mâm cỗ cúng Gia Tiên vào chiều 30 thêm phần long trọng, dưới đây Shaolaojia với hơn 30 năm kinh nghiệm trong làng nấu nướng; từng nếm không (ăn chùa) biết bao nhiêu món đặc sản suốt dải Bắc Nam; từng tham khảo, mục thị qua nhiều tài liệu như: Nghệ thuật nấu ăn, Ẩm thực, Yin shi dà quán…Nay mách bạn cách làm một vài món ăn cổ truyền đơn giản, dễ làm, ít tốn kém…ấy vậy mà khi cả nhà quay quần nâng ly rượu cuối năm, bạn vẫn cảm thấy không khí lạnh ngày tết như đang tràn về đâu đó ngoài đầu phố…
1.Nguyên liệu:
- Thịt chân giò rút xương: 1,5 Kg
- Da lợn: 0,5 Kg
-Gia vị: nước mắm ngon, mì chính, muối tiêu trắng xay, mộc nhĩ cộng 05 củ hành.
Nguyên liệu - Chân giò
2.Cách thực hiện:
- Chân giò, da lợn cạo sạch rửa qua nước muối cho hết chất nhớt, để ráo nước sau đó cắt thịt thành cục cỡ 3 ngón tay, da lợn cũng vậy.
Thái thịt
- Ướp thịt với 01 thìa cà phê muối, nước mắm ngon, 02 thìa mì chính, hành củ để thấm khoảng 15 – 20 phút.
- Cho da lợn vào nồi, đổi ngập nước.
- Mở nắp nồi và đun nhỏ lửa cho đến sôi, vớt bọt liên tục. Sau khi đun sôi cỡ 15 phút thì thịt chin, vớt thịt ra cho vào chậu nước lã, rửa sạch cho thịt trắng, nồi nước vẫn tiếp tục đun.
- Thái da thật mỏng như chỉ, thịt cũng thái miếng mỏng và vừa ăn sau đó cho thịt, da cùng với mục nhĩ đã thái sợi vào nồi rồi tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn săm sắp thì nêm lại cho vừa ăn (nhớ đừng nêm mặn quá thịt sẽ không đông).
- Tắt bếp, rắc tiêu sau đó múc thịt ra hộp hoặc bát tùy thích, để nguội cho vào tủ lạnh.
3. Trình bày:
Đổ thịt ra sau đó dung dao sắc cắt thịt thành khúc hình chữ nhật bày lên trên đĩa, them chút rau mùi và dung chung với bánh trưng, dưa hành…tùy hỉ.
Thành phẩm
Chú ý: Nước thịt phải trong, có màu vàng sánh, độ dính kết dù có để lâu vẫn không bị dã ra thì mới đạt yêu cầu.
---------------------------------------------
Món thứ 2:
GIÒ THỦ
(Chuyên khoa Tai Mũi Họng)
1.Nguyên liệu:
- Thịt thủ lợn: 1,5 kg
- Thịt lưỡi: 1 cái
- Nước mắm ngon, muối, mì chính, tiêu sọ trắng (rang chín), mộc nhĩ, hành củ.
2.Cách làm:
- Thịt thủ làm sạch bóp sơ qua muối, lưỡi nhúng qua nước sôi sau đó cạo lớp da trắng trên lưỡi.
- Bỏ thịt và lưỡi lợn vào luộc cho chín sau đó vớt ra để nguội và thái mỏng, cho tất cả vào chảo ướp chừng 30 phút với: 1 thìa cà phê muối, 05 thìa nước mắm, 02 thìa mì chính và hành củ (chỉ cho hành vào khi tối làm giò ngày mai ăn, để lâu không được vì hành dễ thiu).
- Cho 01 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo sau đó đổ thịt vào xào cho chín và chảy bớt nước mỡ ra, cho mộc nhĩ đã thái chỉ và tiêu sọ vào ( tiêu để nguyên hạt khi ăn sẽ thơm và bùi hơn), nêm mắm muối lại lần nữa cho vừa ăn sau đó tắt bếp.
Trình bày
- Bò giò cho chắc bằng lá dong, dung vật nặng đè lên cho ra bớt nước mỡ. Trong trường hợp bạn không thể có lá để gói, bạn có thể khắc phục bằng cách dung vỏ chai coca để làm giò nhưng phải nhồi cho chắc và nhớ đục nhiều lỗ cho nước mỡ chảy ra. Sau khi ép chừng hai tiêng cho giò chắc lại thì bạn nên treo giò lên, động tác này cũng chủ yếu làm cho giò ra hết nước mỡ sau đó dùng khan, giấy lau cho sạch và cho vào tủ lạnh.
3.Trình bày:
Khi ăn tùy ý mà cắt giò, cho thêm một ít rau mùi lên trên đĩa, chấm với mắm nguyên, muối tiêu... tùy hỉ.
Chú ý:
Để giò (giò chứ hổng phải "đùi" nhá!) nơi cao ráo, tránh xa miệng mèo.
Công thức "thịt nấu đông", làm "giò thủ" trên đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy công nhận trong đó ghi rõ: công thức trên thuộc vào "loại độc", do chính trí ăn nhậu phong phú, giàu sức tưởng tượng của Shaolaojia nghĩ ra; là tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực Việt. Đồng thời, Cục sở hữu trí tuệ Việt cũng xác nhận tính khả dụng, tính thực thi, tính hiện hữu và khẳng định công thức trên được hình thành từ thực tiễn của các cuộc nhậu nhẹt kéo dài, xuyên suốt "Hơn nửa đời hư" (trên 30 năm ăn nhậu) của Shaolaojia, là công trình nghiên cứu nghiêm túc chứ hoàn toàn không phải công trình "nhái", "trôi nổi", công trình "photcopy"... Bên cạnh đó, Cục bản quyền cũng đã có quyết định công nhận và cấp giấy phép số 2002/QĐ - BQTG ngày 12/02/2012 công nhận quyền tác giả đồng thời là chủ sở hữu bài viết và công thức trên của Thiều gia.
Vì những lý do nêu trên, Thiều gia xin cảnh báo, mọi sự sao chép Photocopy, Download, chuyền tay, tán phát bài viết, công thức trên mà không có sự đồng ý của Thiều gia đều là hành vi phạm luật.
----------------------------------------------------
Món Thứ 3
Có nhiều người không thích ăn, không ăn hoặc không thể ăn được món thịt chó. Nhắc đến món thịt chó, họ có thể nôn mửa ra ngay lập tức... thế nhưng, riêng có cái món "giả chó" thì họ lại ăn fà fà (!?). Vì sao ? Các bạn có thể tự tìm hiểu, ở đây Thiều gia chỉ hướng dẫn cho các bạn cách làm, pha chế và nấu mà thôi, còn chuyện bạn có ăn hay không, thực không phải vấn đề mà Thiều Gia quan tâm, giải thích.
Món giả chó khác với món thịt chó zin nấu dựa mận. Vì là giả nên thịt để nấu món này là thịt lợn, chọn lấy phần chân giò trước để nguyên chân có cả xương cả thịt, vừa có thể làm đồ nhâm nhi vừa dùng ăn với cơm, bún.
Nguyên liệu gồm chân giò, riềng, mẻ, mắm tôm...
Thái thịt
- Chân giò, lấy chân trước cho ngon (ăn chân sau, biếu nhau chân trước).
Trước hết là lựa chân giò, thường là chân giò trước, có nhiều thịt và nạc hơn chân sau. Sau khi đã làm sạch lông và móng giò, phải đem đi nướng trên bếp lửa to cho vàng phần da, bì bên ngoài. Ở nông thôn sẽ nướng bằng rơm, rạ, vừa quạt vừa hơ trên lửa cho thịt vàng đều chớ để thịt cháy.
Cho tất cả gia vị vào ướp
Ướp và nấu
Sau khi nướng xong, rửa lại chân giò bằng nước lạnh cho sạch phần da có dính tro rơm rồi lau khô bằng khăn. Chân giò nướng xong nhưng không chín toàn bộ, chỉ se lại bề mặt dưới da, có màu vàng và mùi thơm hấp dẫn, sau đó được chặt ra thành từng miếng vuông nhỏ vừa phải, vừa đủ ăn nhưng cũng vừa đủ để chín nhừ mà không bị nát.
Cho thịt vào ướp cùng giềng, sả, mẻ, mắm tôm, chút bột ngọt, rượu, tất cả cho vào trộn đều, đậy vung để ngấu chừng 30- 40 phút rồi mới đưa vào hầm cho tới khi sền sệt nước, thịt mềm, màu vàng, tỏa hương thơm nồng ấm, vị mẻ quyện với riềng, mắm tôm thơm rất đặc trưng và hấp dẫn, nhất là khi trời đang mưa lạnh.
Sau khi nấu thịt có màu vàng, nước phải sánh
Lời cảnh báo từ Thiều Gia:
Giả cầy là món ăn rất được ưa thích, lại có sẵn và rất chế biến, dễ nấu, đặc biệt khi đã nấu thì bốc hương thơm ngào ngạt rất dễ kích động các bộ phận như mắt mũi, chân tay, kích thích dịch vị... Chính vì thế, khi nấu đề nghị mọi người đậy kín vung để phòng côn trùng, mèo chó hoặc giả có đạo tặc xâm phạm.
Mời cả nhà vào đây để chế biến thêm món khác
http://thaicucthieugia.com/forum/showthread.php?1277-Shaolaojia-d%E1%BA%A1y-n%E1%BA%A5u-%C4%83n-!-.