Login Form

Số Người Truy cập

04211153
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
109
306
792
2567768
8433
28625
4211153

2024-03-19 05:27

Tin Tức

Tìm Hiểu về QUAN CHẾ, PHẨM NGẠCH HÀM của các "ĐẠI QUAN" trong các triều đại phong kiến của Việt Nam

 
VÕ THUẬT THIỀU GIA GIỚI THIỆU
alt
QUAN CHẾ THỜI CỔ ĐẠI
 
古大的官吏
alt
Các quan đại thần đứng đầu "lục bộ" triều Nguyễn của Việt Nam

Chủ biên: Võ sư Thiều Ngọc Sơn

Đại Lược Về Quan Chế

Trước nhà Lý, sử sách chỉ chép rất sơ lược về quan chế Việt Nam : Thời Hùng Vương nước ta có các Quan Lang, Lạc hầu, Lạc tướng... ; thời Ngô Quyền đặt đủ trăm quan, dựng nghi lễ triều đình và định sắc áo mặc...

Kể từ nhà Tiền Lê, quan chế nước ta bắt đầu rập theo khuôn mẫu Trung quốc : "Năm 1006 Lê Long Ðĩnh sửa quan chế theo nhà Tống". Tuy nhiên, An-Nam Chí Lược ghi rõ :"Nước ta từ nhà Ðinh mới chịu tước phong vương của nhà Tống nhưng ở trong nước tự đặt danh hiệu, đặt quan có chức Chánh và Tiếp, tựa như phẩm, tùng".

 

I - QUAN CHẾ Ở TRUNG QUỐC

Ban đầu xã hội Trung quốc không phân biệt giai cấp. Từ vua Phục Hy (4486-4365) về trước nước gồm các bộ lạc gọi là chư hầu, người cầm đầu gọi là Hậu, đứng đầu các Hậu là Nguyên hậu hay Ðế. 

Hoàng đế (2698-2597) đem đất đai phong cho những chư hầu nào tùng phục mình, được chư hầu tôn làm Cộng chủ, tức Thiên tử. Từ đó bắt đầu chế độ phong kiến, mới chia thành hai giai cấp : quý tộc và thứ dân, quý tộc nắm chính quyền. 

alt

Sang đến thời Chiến quốc (479-221) chế độ phong kiến sa sút, thứ dân thay quý tộc cầm quyền chính, có bốn giai cấp : sĩ, nông, công, thương (sĩ đứng đầu). 

1 - Thời Ðường, Ngu 

Tuy Thiên tử là chúa tể mà tuyển dụng quan chức phải hỏi ý kiến mọi người và đặt chức quan chỉ có 100 người. 

Read More

Trung ương có Bách quỹ (Tể tướng), Tứ nhạc (bốn Chúa chư hầu đứng đầu bốn phương). Dưới quyền Bách quỹ có 9 chức quan : 

Hậu tắc coi việc nông ; 

Trẫm ngu coi sản vật tự nhiên ; 

Cung công coi việc công ; 

Sĩ coi về hình pháp ; 

Tư đồ coi về giáo dục ; 

Trật tông coi về lễ ; 

Ðiển nhạc coi về nhạc ; 

Tư không phụ trách địa lợi, thiên thời ; 

Nạp ngôn coi việc tấu đối.

Vua Thuấn chia nước làm 12 châu, mỗi châu cắt một Chúa chư hầu làm kẻ chăn dân có quyền coi các chúa chư hầu nhỏ khác. Thập nhị Mục thuộc quyền Tứ nhạc, Hầu Bá nhỏ hơn một bậc.

Vua Nghiêu, vua Thuấn truyền ngôi cho người hiền năng, không truyền cho con. 

2- Thời Hạ, Thương

- Số quan nhiều gấp đôi. 

Nhà Hạ đặt Tam Công (Thái sư, Thái bảo, Thái phó (= thầy, nuôi dưỡng, dậy dỗ) là ba chức lớn nhất ; Cửu khanh ; 27 Ðại phu ; 81 Nguyên sĩ.

Nhà Ân (trước gọi là nhà Thương) đặt 6 quan Thái (Thái tể, Thái tông, Thái sử, Thái chúc, Thái sĩ, Thái bốc) ; 5 quan Tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không, Tư sĩ, Tư khấu)... 

Vua Hạ Vũ truyền ngôi cho con, bắt đầu chế độ thế tập, cha truyền con nối. 

3- Nhà Chu (1134-247/221)

Ðánh xong nhà Ân, Chu Công Ðán cải sửa cơ cấu quan liêu đời Thương/Ân khiến chế độ phong kiến thành hệ thống minh bạch, đặt lục quan, lục điển chia nhau làm việc, đứng đầu xã hội là Thiên tử. Vũ vương phong cho trên 70 người làm vua chư hâu, chia ra 5 bậc (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Ðất phong 100 dậm gọi là Ðại quốc, 70 dậm là Trung quốc, 50 dậm trở lên là Tiểu quốc, dưới 50 dậm gọi là Phụ dung. 

* Chu Lễ là bộ sách sưu tập quan chế đời Chu. Toàn bộ có 6 thiên : 

- Lục điển (Trị điển, Giáo điển, Lễ điển, Chính điển, Hình điển, Sự điển) để dựng nước, do quan Thái tể giữ. 

- Lục quan là : Thiên quan Trủng tể đứng đầu, thống suất trăm quan, coi việc chính trị ; Ðịa quan Ðại Tư đồ giữ việc nông thương, cảnh sát, giáo dục, rèn đúc dân ; Xuân quan Ðại Tông bá giữ lễ của nước (tế tự, triều sinh...) ; Hạ quan Ðại Tư mã thống sáu quân, dẹp yên trong nước ; Thu quan Ðại Tư khấu coi về hình phạt, kiện tụng... ; Ðông quan Ðại Tư không khuyến công, nông, việc thổ mộc, xét địa lợi, thiên thời. Mỗi quan có 60 thuộc hạ. 

* Ở trung ương, người thống trị cao nhất là Thiên tử, phù trợ có : 

Tam Công = Thái sư, Thái phó, Thái bảo.

Bất tất phải đủ ba người, chỉ cần người xứng đáng, bàn đạo trị nước (thời Thành Vương thì Chu công làm Thái sư). 

Tam Công / Thiếu = Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo, giúp các Công. 

Lục khanh : 6 quan Thái nhà Ân giúp vua xử lý chính vụ, đứng hai bên tả hữu vua. 

Lại có Ngũ quan Tư là : 

Tư đồ dạy học, 

Tư mã coi binh bị,

Tư khấu coi hình phạt, 

Tư không quản lý nghề nghiệp, 

Tư thổ quản lý bản tịch, tước lộc. 

alt
Hoàng đế Đồng Trị nhà Mãn Thanh

Dưới Ngũ quan Tư có rất nhiều liêu thuộc. 

Cứ 6 năm một lần Thiên tử đi tuần các nơi, xét chế độ ở Tứ nhạc ; 6 năm các Chúa chư hầu một lần về chầu Thiên tử. 

- Ở ngoài thì chia ra các Châu, dưới Châu là Quận, dưới nữa là Lý (làng), giao cho các Ðại phu hoặc kẻ Sĩ cai trị .

4- Nhà Tn (246-209)

- Cuối Chu, chư hầu tranh nhau xưng hùng, xưng bá. Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, bỏ chế độ phong kiến, chia nước làm 36 quận, mỗi quận có :

1 Thái thú coi việc dân chính

1 Thái úy coi việc quân sự

1 Giám giám đốc, giám sát.

- Ở trung ương chính quyền trong tayThiên tử, với ba chức độc lập là :

Tha tướng coi tt c chính s
Thái úy coi binh quyn
Ng sđi phu can gián, kim soát các quan.

5- Nhà Hán (206 tr.TL - 220)

Nhà Tần tàn bạo, thất nhân tâm, bị mất về tay Hán Cao Tổ. Lúc đầu Hán theo chế độ quận quốc, sau thấy các vương hầu làm loạn bèn chia nước ra thành 13 châu mỗi châu gồm nhiều quận và đặt một Thứ sử coi việc hành chính các quận quốc.
Mỗi quận đặt một Thái thú và chia ra nhiều huyện. Cứ một vạn nhà trở lên thì đặt quan lệnh, dưới một vạn nhà thì đặt quan trưởng.

 Trung ương có :
-         Tha tướng
-         Thái úy
-         Ng sđi phu
-        9 quan khanh, chia ra tòng, phm.

6- Nam Bc triu - Nhà Tùy

Nhà Ðông Tn (265-420)

- Nhà Hán suy, gây ra loạn Tam quốc, Hán mất về tay nhà Ngụy. Nhà Tấn lên thay Ngụy, thấy nhà Ngụy vì thế cô mà mất, bèn phong họ hàng ra trấn các nơi làm vây cánh, các Thân vương tranh giành nhau gây nội loạn, ngôi vua suy.

Nam, Bc triu (420-588)

- Phương Nam có các nhà : Tống, Tề, Lương, Trần ; phương Bắc có : Ngụy, Tề, Chu.

Nhà Tùy (581-618)

Thu gồm cả Nam, Bắc triều.

7- Nhà Ðường (618-907)

- Nhà Tùy chỉ được hai đời vua đã sụp đổ, chưa kịp tổ chức xã hội, nhà Ðường mới thực sự thống nhất Trung quốc.

- Ở Trung ương :

Các chức Tam Công, Tam Cô là Cố vấn tối cao nhưng chỉ là hư hàm, không có thực quyền,

Ðứng đầu có 3 cơ quan là :

Môn hạ tỉnh chuyển mệnh lệnh vua hay báo cáo của các quan lên vua
Trung thư tỉnh giúp việc triều chính, đứnh đầu là Trung thư lệnh
Thượng thư tỉnh / Nội các, đứng đầu là Ðồng bình chương sự (Tể tướng) và Tả Hữu Bộc xạ.

Phụ giúp có :

Khu mật sứ

Nhất đài tức Ngự sử đài

Lục bộ

Cửu tự (Thái thường tự, Quan lộc, Hồng lô, Ðại lý tự...).

- Ở ngoài : Chia nước ra 10 đạo, mỗi đạo có Tuần sát sứ hỏi việc thiện ác, không   rực tiếp hành chính.

Phủ có Mục doãn

Châu có Thứ sử

Huyện có Huyện lệnh.

Ðô hộ phủ thì coi phiên quốc, sau cải là Tiết độ sứ.

8- Nhà Tng(916-1234/79)

- Nhà Ðường suy, tới thời Ngũ đại, Thập quốc... Tống Thái Tổ thu về một mối, chia nước ra các lộ, phủ, châu, huyện, không đặt chính quan mà phái các quan trong triều ra cai trị bên ngoài.

Ở trung ương, chính quyền chia ba :

Ðồng bình chương sự

Tam Ty

Khu mật sứ và Binh chính.

Nhà Tống không ban Nhất phẩm, Tô Ðông Pha giữ chức Hàn lâm là Tam phẩm nhưng coi như Nhị phẩm.

- Ðịnh liệt hàm :

Hành là cấp bậc cao mà chức quan thấp

Thựcấp thấp mà chức quan cao.

9- Nhà Nguyên (1234-1368)

- Nhà Tống bị Mông cổ đô hộ, lập ra nhà Nguyên, phép cai trị tựa như nhà Tống.

Ở ngoài chia ra các lộ, phủ, huyện. Vì là dị tộc, trên còn đặt Hành tỉnh (khu vực hành chánh) cho tiện sự trấn áp. Các chức Trưởng quan đều người Mông cổ, người Hán chỉ làm Phó.

Trung ương có :

Trung thư tỉnh giữ chính quyền

Khu mật viện giữ binh quyền

Ngự sử đài giữ việc đàn hặc

Lục bộ.

10- Nhà Minh (1368-1660)

- Minh Thái Tổ đánh đuổi quân Mông cổ, giành lại chủ quyền, chia nước ra các đạo, phủ, châu, huyện.

- Ở ngoài có :

Ty Bố chính coi dân chính, bỏ Hành tỉnh

Ty Án sát coi hình chính.

- Ở trung ương, ban đầu theo nhà Nguyên, đặt Trung thư tỉnh và Tả, Hữu Thừa tướng, sau sợ chuyên quyền, bỏ Trung thư tỉnh, chia việc cho 6 Bộ. Lại có :

Ðiện các Học sĩ làm cố vấn

Ðô sát viện đàn hặc, tựa như thời phong kiến.

Không có đại thần. Bắt đầu dùng hoạn quan, cho dự triều chính vi vua Thành Tổ nhờ hoạn quan mà cướp được ngôi.

11- Nhà Thanh (1616-1911)

- Trung hoa lại bị đô hộ lần nữa, dưới chế độ nhà Mãn Thanh.

- Ở ngoài, trừ phủ Phụng-thiên, đặt Phủ doãn, mỗi tỉnh đặt Tuần vũ coi việc cai trị, quân chính, trên có Tổng đốc, dưới có Bố chánh, Án sát.

- Ở trung ương, tựa như nhà Minh, không có Tể tướng, chỉ đặt Nội các Ðại Học sĩ cầm quyền chính trị, quân sự, do các tước vương đại thần người Mãn nghị tâu.
Lục Bộ trưởng quan gồm một nửa người Mãn, một nửa người Hán.

- 1911 Nhà Thanh bị lật đổ, sang thời dân chủ, quan chế đổi.

NGHI THC TRIU YT

Ðời cổ, khi các quan vào triều yết không phân biệt quan văn, quan võ, chỉ hạ lệnh cho tước Công, tước Hầu chia ban thứ mà đứng.

Lễ Ký chép :

Tước Công hướng mặt về Ðông (hướng Ðông dành cho những người được quý trọng), tước Hầu hướng về Tây.

Lúc vua đứng yên vị ở cửa điện, chư hầu theo thứ tự tiến vào thì :

Tước Công đứng phía Tây vì địa đạo lấy phía hữu tôn hơn.

Tước Hầu đứng phía Ðông .

Thời Hán Cao Ðế thì Công hầu, Liệt hầu, Tướng quân... theo thứ tự đứng ở phía Tây, ngoảnh về Ðông, các quan văn đứng phía Ðông, ngoảnh về Tây.

Còn nữa...
------------------------------------------
Xin vui lòng xem tiếp phần QUAN CHẾ, PHẨM NGẠCH HÀM của các ĐẠI QUAN trong các triều đại phong kiến Việt Nam tại:

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG