Muôn Mặt Cuộc Sống
NĂM CÁI KẾT “CÓ HẬU” CHO CÁC NHÀ RẬN CHỦ NĂM 2014
NĂM CÁI KẾT “CÓ HẬU” CHO CÁC NHÀ RẬN CHỦ NĂM 2014
Vậy là những tờ lịch cuối của năm 2014 sắp được lật mở. Đất nước qua năm con Ngựa đang ngày càng đổi thay, tiến bộ và văn minh. Còn với giới “rận chủ” năm 2014 lại trở thành năm “tử” khi mà một loạt nhà rận chủ phải ra trước ánh sáng công lý và chuyển sang danh xưng mới: phạm nhân. Cùng TuoitreVietnam2012 nhìn lại 5 cái kết cho những nhà dân chủ giả hiệu trong năm 2014:
Cái kết thứ nhất:
Ngày 16/4/2014, Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên mức án mà phiên tòa sơ thẩm đã tuyên với Đinh Nhật Uy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam. Đinh Nhật Uy là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn AT, chuyên photo và sửa chữa máy vi tính; có em trai là Đinh Nguyên Kha bị Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt 8 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vụ án Đinh Nhật Uy là bài học cho những đối tượng bị “mù” về chính trị nhưng thường ảo tưởng về chính bản thân, coi mình như là một người hùng của dân tộc. Tuy nhiên, người hùng thay vì giúp ích cho đất nước thì lại phải dính vào vòng lao lý. Ngoài ra, những kẻ như này đã kéo theo cả người thân, bạn bè theo con đường phạm tội.
Cái kết thứ hai:
Sáng 26.6. 2014, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng giữ nguyên mức án 2 năm tù mà hôm 4.3, TAND TP.Đà Nẵng đã tuyên phạt ông Trương Duy Nhất (50 tuổi, trú Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trương Duy Nhất là một trường hợp trong không ít những người cầm bút, vẫn lớn tiếng phê phán người khác, nhưng bản thân họ vì nhiều lý do nào đó đã tự bẻ cong ngòi bút của mình. Trương Duy Nhất là một người được ăn học, tự tể, lại từng là người viết báo. Lẽ ra Trương Duy Nhất phải biết mình nên viết gì, nhưng anh ta lại có hành động ngông cuồng. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được “chửi” người khác, xuyên tạc chống lại Đảng, Chính phủ và nhân dân. Và mức án 2 năm tù là bài học cho những kẻ ngông cuồng như Nhất.
Cái kết thứ ba:
Ngày 26/8/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ba đối tượng Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”; trong đó, đáng chú ý nhất là đối tượng Bùi Thị Minh Hằng. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Bùi Thị Minh Hằng mức án 3 năm tù giam; bị cáo Nguyễn Thị Thúy Quỳnh mức án 2 năm tù giam và bị cáo Nguyễn Văn Minh mức án 2 năm 6 tháng tù giam. Trước, trong và sau khi phiên tòa diễn ra, các đối tượng phản động trong và ngoài nước liên tục kích động đòi thả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng. Bùi Thị Minh Hằng là đối tượng mới nổi lên như một nhà “rận chủ” có tiếng chuyên đi kích động, phá rối, luôn có mặt và đi đầu trong các cuộc biểu tình. Hằng được đám phản động trong và ngoài nước bầu chọn cho cái danh hiệu “ảo” là “người phụ nữ của năm”. Nhưng cuối cùng Hằng đã nhận được danh hiệu riêng cho mình: phạm nhân.
Cái kết thứ tư:
Ngày 5/5, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Hữu Vinh. Sau đó 5 tháng, ngày 30/10/2014, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Nguyễn Hữu Vinh (blogger anh Ba Sàm) về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258, Bộ luật hình sự 1999 ra trước pháp luật. Nguyễn Hữu Vinh cũng là nhà rận chủ có bản tiểu sử rất oanh liệt. Vinh là con trai của một nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô. Nguyễn Hữu Vinh còn là cựu học sinh của trường Chu Văn An, sau đó thi vào trường an ninh và từng là sĩ quan an ninh nhưng sau đó không làm trong ngành nữa mà đi học ngoại ngữ và luật. Vinh được đào tạo bài bản các nghiệp vụ về an ninh và là chủ công ty thám tử VPI (công ty thám tử tư đầu tiên tại Việt Nam). Vậy mà Nguyễn Hữu Vinh đã gạt bỏ tất cả để lập ra trang mạng Anh Ba Sàm, Diễn đàn Xã hội dân sự, Đảng xanh, Chép Sử Việt để thường xuyên đăng tải những bài viết xuyên tạc, chống phá lại Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Cái kết thứ năm:
Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Quang Lập là nhà văn tương đối có tiếng của Việt Nam. Ông này nổi tiếng với vai trò người viết kịch bản cho những tác những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Đời cát (giải vàng Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương, giải Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 và nhiều giải thưởng khác; Thung lũng hoang vắng (giải Fipresci, Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13…. Nhưng Nguyễn Quang Lập cũng là đại diện tiêu biểu cho hiện tượng có nhiều nhà văn khi chuyển từ văn giấy sang văn mạng đã bị thoái hóa, biến chất dẫn đến việc phải rơi vào vòng lao lý.