Login Form

Số Người Truy cập

04454072
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
873
384
3045
2806914
13925
28301
4454072

2024-11-21 17:11

Muôn Mặt Cuộc Sống

ÂM PHÙ KINH - 陰 符 經

 

ÂM PHÙ KINH - 陰 符 經

alt

Hoàng Đế

Nhân Tử: Nguyễn Văn Thọ bình chú

Tựa

     Âm Phù Kinh là một quyển sách rất nhỏ của Đạo Lão, tương truyền là do Hoàng Đế (2697-2597) viết. Nhưng có nhiều học giả không công nhận như vậy.

 

Read More
     Trình Chính Thúc (Trình Di, Trình Y Xuyên, 1033-1107) cho rằng sách này được viết vào thời Ân (1766-1154) hay thời Chu (1122-255).
Chu Hi (Chu Nguyên Hối, 1130-1200) cho rằng Lý Thuyên, một đạo sĩ đời vua Đường Huyền Tông (713-755) đã ngụy tạo ra.  Chu Hi soạn Âm Phù khảo dị.
     Thiệu Khang Tiết (1011-1077) cho rằng Âm Phù Kinh được viết ra vào đời Chiến Quốc.
     Đạo tạng có bộ Âm Phù Kinh tập chú do 7 người chú: Y Doãn, Thái Công, Phạm Lãi, Quỉ Cốc Tử, Chư Cát Lượng, Trương Lương, Lý Thuyên.
    Trương Quả Lão (một vị trong Bát Tiên đời Đường) cũng có viết Âm Phù Kinh và có dẫn Y Doãn, Thái Công, Chư Cát Lượng, Lý Thuyên.
     Lại có bản do 11 người chú: Thái Công, Phạm Lãi, Quỉ Cốc, Trương Lương, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong, Lý Thuyên, Lý Hiệp, Lý Giám, Lý Duyệt, Dương Thịnh.
     - Thạch Đại Dương Nhân Sơn, một người rất giỏi về Đạo Phật, chú Âm Phù theo Phật.
     - Lý Gia Du giỏi Dịch giảng Âm Phù theo Dịch.
     - Đơn Chân Nhân, Khấu Trương, Trương Quả Lão, Lý Thuyên là các Đạo Gia nên bình Âm Phù theo Lão.
     Trịnh Tiều Nghệ Văn cho biết trước sau có 38 bộ Âm Phù Kinh biên soạn thành 51 quyển.
     Như vậy mỗi người chú Âm Phù một cách. Binh gia giải theo Binh Gia, Đạo Gia giải theo Đạo Gia, Phật Gia giải theo Phật Gia. Nhưng Âm Phù Kinh vẫn là Âm Phù Kinh. (Xem Vô Tích Hoàng Nguyên Bính tiên thích, Âm Phù Kinh Chân Thuyên, Tựa).
     Tại sao một quyển sách chỉ vẻn vẹn có ba bốn trăm chữ mà được nhiều học giả mê thích như vậy?
     Thưa vì nó đưa ra một học thuyết quá hay: Đó là hãy bắt trước Trời mà hành sự thì muôn việc đều hay. (Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi hành tận hĩ. 觀天之道執天之行. 盡矣.)
     Trung Hoa Đạo giáo Đại Từ Điển viết:
     «Thánh Nhân quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, chưởng ốc Thiên Nhân ám hợp chi cơ, xử hành vi hợp hồ Thiên Đạo, bất vi tự nhiên, tắc trị quốc dưỡng sinh các đắc kỳ nghi...»
     «Thánh nhân xem Trời, bắt chước Trời hành sự, nếu việc Trời việc người ăn khớp với nhau, làm gì cũng hợp đạo Trời, không làm gì sai trái với tự nhiên, thì trị nước hay tu thân đều tốt đẹp.» (Hoàng Đế Âm Phù Kinh, tr. 332, Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ Hoài Sâm.)
     Xưa nay chỉ có ăn ở theo đúng cơ Trời, thời Trời, là hay, là tốt mà ít ai nhận thấy.
     Chúng ta thấy ngày có mặt trời, đêm có mặt trăng. Mà mặt trời thời hằng cửu, bất biến, mặt trăng thì tròn khuyết biến thiên. Mặt trời là Thái Cực, mặt trăng là Âm Dương. Trăng có tròn có khuyết, con người có khi tốt có khi xấu, nhưng lúc chung cuộc phải tiến tới viên mãn như trăng ngày rằm, như mặt trời chính Ngọ. Chu kỳ mặt trăng gồm đủ 64 quẻ Dịch mà chúng ta không thấy.
     Mỗi chớp mắt, mở mắt của chúng ta, mỗi một ngày một đêm, mỗi một tháng, mỗi một năm cũng gồm đủ 64 quẻ Dịch. Như vậy rõ ràng là Trời muốn chúng ta sống theo đúng tự nhiên, thì mọi sự sẽ chu toàn. Ngay quẻ Kiền đã dạy chúng ta phải bắt chước Trời mà hành sự.
Đại Tượng quẻ Kiền viết: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức 天行健. 君子以自強不息:
Trời cao mạnh mẽ xoay vần,
Nên người quân tử quyết tâm tự cường.
(Không hề ngưng nghỉ triển dương)
     Câu thứ 4 của Âm Phù Kinh cũng hết sức hay: Thiên Tính Nhân Dã, Nhân Tâm cơ dã. Lập Thiên chi Đạo dĩ định nhân dã (天性人也, 人心機也. 立天之道以定人也).
     Thiên Tính là người. Nhân Tâm là máy. Lập ra Đạo Trời để xác định (xem) con người (tiến bộ đến đâu).
     Đọc Âm Phù Kinh, tôi mới thấy rõ, Con người chính là Trời (Thiên Tính Nhân dã), còn Con người chỉ là Cái máy. Lập ra đạo Trời, cho thấy đâu là Đạo Người rốt ráo.
     Đạo Con Người thật ra là đạo tự nhiên bất biến. Con người sinh ra không phải là để khổ đau, mà chính là để luôn luôn sung sướng. Con người sinh ra cốt là để nhìn thấy trong mình, ngoài mình, đâu đâu cũng là Chân Thiện Mỹ. Con người hiện chưa được vậy, là vì quá ích kỷ và con u mê dốt nát mà thôi.
     Gần cuối sách, Âm Phù Kinh lại dạy bài học thứ ba: Thị cố quân tử tri tự nhiên chi Đạo bất khả vi, nhân nhi chế chi (是故君知自然之道不可違, 因而制之). Cho nên người quân tử không thể đi sai Đạo tự nhiên. Chỉ có thể nhân đó biến chế mà thôi.
     Xưa nay, người ta thường chống đối với tự nhiên, thích chinh phục thiên nhiên. (Going against Nature, conquering Nature). Nhưng cũng có người cho rằng cần phải tìm hiểu Tự Nhiên, Hiểu Tự Nhiên là Cứu Rỗi mình (Knowledge of Nature, as a way of Salvation), và chủ trương Theo Thiên Nhiên (Following the way of Nature). Cũng có người chủ trương theo tự nhiên là chết, đi ngược tự nhiên mới được trường sinh. (Thuận tắc tử, nghịch tắc Tiên). Biến chế Tự Nhiên Âu Châu dịch là Manipulation of Nature. (Xem Science and Civilisation in China, Vol. V, Joseph Needham, Index, nơi chữ Nature, tr. 541). Tôi tuyệt đối chủ trương ta không thể sống ngược với Thiên Nhiên được, nhưng phải nương theo Thiên Nhiên mà sống. Nếu dạy người đi ngược chiều hướng này là làm hại người mà thôi. Cho nên tôi hoàn toàn chấp nhận lời trên của Âm Phù Kinh. Câu Thuận vi Phàm, Nghịch vi Tiên trong các sách luyện đơn là cốt dạy con người đi sâu vào phía Tâm Linh, chứ đừng để Tâm Thần phát tán ra ngoại cảnh, nhất là khi về già. Nghịch đây không phải là đi ngược Thiên Nhiên.
     * Chiều đi từ quẻ Phục cho tới quẻ Kiền thường được gọi là Chiều Nghịch. Chiều đi từ quẻ Cấu cho tới quẻ Khôn là chiều Thuận. Thuận là Thuận của phàm nhân; Nghịch là Thuận của Thánh Tiên.
     Âm Phù Kinh chủ trương: Bắt chước Trời mà hành sự, theo đúng cơ trời mà biến hóa, như vậy để cầu trường sinh. hay làm cho nước giàu dân mạnh, hay làm cho binh cường tướng mạnh để chiến thắng, tất cả đều là một nguyên tắc. (Quan Thiên chi đạo, chấp cơ đạt biến, dĩ cầu trường sinh, phú quốc an dân, cường binh chiến thắng.) (Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 332).
     Âm Phù Kinh là: «Thánh Nhân Thể Thiên dụng Đạo chi cơ.» (Âm Phù Kinh là sách Thánh Nhân thay Trời dạy huyền cơ Đạo Lý.)
Thánh Nhân dụng tâm hết sức thâm trầm, thấy được Thiên Tính Bản Nhiên của mình, rồi theo đúng cơ vi, sống hợp nhất với lẽ Tự Nhiên. Nhìn vào lòng mình, theo đúng cơ vi Trời Đất, hiểu thế là hiểu rõ Âm Phù Kinh.
     «Thánh Nhân dụng tâm Thâm vi, tắc năng chiếu kiến tự nhiên chi tính; chấp cơ biến thông tắc năng khế hợp tự nhiên chi Lý. Chiếu chi dĩ tâm, khế chi dĩ cơ, nhi âm phù chi nghĩa tận hĩ.» (Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 332). Thần Trời Đất với Thần trong ta là Một, nên khi hoạt động thời in như thần, khi tĩnh lặng thì có đủ Thần trong mình, mình và Thái Không là Một, mình với vạn hữu là bạn, Thể Tính của mình và Thể Tính của trời đất không có gì khác biệt, thế gọi là Đắc Đạo.
     «Thiên Địa chi thần dữ Ngô chi thần đồng vu nhất thể, cố động dữ Thần khế, tĩnh dữ Thần cụ, dữ Thái Không vi nhân, dữ tạo vật giả vi hữu, Thể Tính vô thù, thị vị Đắc Đạo.» (Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 332)
     Âm Phù Kinh dạy ta lẽ Thiên Đạo và Nhân Tâm ám hợp với nhau, và muốn ta sống đúng theo Trời. «Thiên Đạo Nhân Tâm ám hợp chi lý, dục nhân năng thuận Thiên nhi động.» (Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 333).
     Âm Phù Kinh xưa nay chỉ có hơn 300 chữ hay hơn 400 chữ. (SĐD, tr.333). Cộng thêm học thuyết Lão là Thanh Tĩnh tự nhiên, thanh tâm quả dục, pha phách thêm Dịch Truyện là thành Thuyết Thiên Đạo, Nhân sự Khế Hợp. (SĐD, tr.333).
     Âm Phù Kinh cho rằng Thiên Đạo và Nhân Đạo khế hợp với nhau. Và giải thích Âm là Âm, Phù là Phù Hợp. (SĐD, tr. 333). Âm Phù Kinh đề cao thuyết của Nho Gia là Tồn Thiên Lý, khử Nhân Dục, Tu Tâm, Thành Tính. (SĐD, tr. 334). «Vạn vật hữu hình viết Âm, Vạn Vật giai hữu Tính Mệnh viết Phù, vạn vật giai hữu Tự Nhiên chi Đạo viết Kinh.» Lại nói: «Âm Phù nhị tự, Thân Tâm dã, Tính Tình dã, Thủy Hoả dã, Thần Khí dã, Diên Hống dã, Long Hổ dã, động tĩnh dã, nãi tu đơn chi căn bản, dưỡng đạo chi uyên nguyên.» (SĐD, tr. 334).
     Tôi dịch Âm Phù Kinh vì thấy một quyển sách nhỏ bé như vậy mà sao lại có nhiều danh nhân bình giải như thế. Tôi thấy những người như Lý Thuyên đời vua Đường Huyền Tông, ưa thích Đạo từ nhỏ, mới đầu Ông có được quyển Hoàng Đế Âm Phù Kinh, Ông đọc cả ngàn lần mà vẫn không hiểu được thâm ý. Theo truyền thuyết thì Ông đã tới Ly Sơn và đã được một bà cụ dạy cho huyền nghĩa Âm Phù, Ông mới hiểu ý nghĩa Âm Phù. Sau đó Ông viết: Hoàng Đế Âm Phù Kinh Sớ, 3 quyển, Thái Bạch Âm Kinh, 10 quyển, Ly Sơn Lão Mẫu truyền Âm Phù huyền nghĩa, 1 quyển. Ông làm quan giữ chức Giang Lăng Tiết Độ Sứ phó Ngự Sử Trung Thừa. Ông là người có mưu lược, sau đó vào danh sơn qui ẩn, phục khí, tịch cốc, thanh tâm tu đạo, không rõ chết ra sao. Ông còn viết thêm ít sách khác. (Xem Du Tấn, Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 97). 
Tựa của Lưu Nhất Minh
      Âm Phù Kinh chỉ có hơn 300 chữ, lời của nó sâu nhiệm, ý nghĩa nó tinh vi. Nó sinh ra Hỗn Độn, phá vỡ Hồng Mông, diễn xuất những điều bí mật của Tạo Hóa, triển khai những điều bí ẩn của Tính Mệnh. đó là một quyển Chân kinh, dạy Tu Đạo hay nhất.
     Lục Long Mông đời Đường cho rằng Hoàng Đế đã chép ra sách này.
     Trần Uyên đời Tống rằng Hoàng Đế đã được Quảng Thành Tử truyền cho.
     Chu Hi cũng cho rằng sách là do Hoàng Đế viết.
     Thiệu Khang Tiết cho rằng sách được chép vào thời Chiến Quốc.
     Trình Y Xuyên cho rằng sách được chép vào thời Thương Mạt hoặc Chu Mạt, mỗi người một ý.
     Tôi lý luận như sau: Thế gian đều cho là Hoàng Đế đã viết ra sách này, và xưa nay đều gọi là Âm Phù Kinh. Như vậy là do Hoàng Đế đã viết ra, đến đời Đường Ngu, Hạ Thương thì nó được truyền sâu rộng. Hoặc là Hoàng Đế soạn tác, rồi sách được truyền miệng. Các bậc Thành Chân Tiên Lữ mới viết thành sách đem ra truyền tụng, điều đó cũng khó mà quyết định. Theo truyền thuyết thế gian thì sách là do Hoàng Đế viết ra, điều đó cũng có thể lắm. Tuy nhiên sách này truyền thụ từ lâu và có nhiều chỗ sai ngoa, khổ nỗi không có bản nào là chính bản, chữ nghĩa lầm lẫn quá nhiều. Có người cho rằng Ly Sơn Lão Mỗ có 100 chữ giải thích kinh này. Thật là làm cho Thánh Đạo bị vấn loạn. Y như người mù lại dắt người mù. Lại có người cho rằng sách này đã được Y Doãn, Lữ Đồng Tân, Trương Quả Lão, Trương Tử Phòng, Khổng Minh chú. Thật là chuyện lừa bịp thiên hạ. Từ đó thấy mắt cá tưởng là Chân Châu, thấy nai tưởng ngựa, không còn biết được Chân Kinh Diệu Chỉ.
     Năm Càn Long thứ 44, tức là năm Kỷ Hợi (1779), tôi viết sách này ở Nam Đài. Dùng tất cả các bản chú thích của Chư Gia, hiệu chính từng chữ, từng câu, thuật lại đại ý, tảo tà cứu chính, đả phá mọi cuồng ngôn loạn ngữ, các bậc cao minh có thể tự mình biện giải.

alt

 Âm Phù Kinh 陰 符 經

 

Thượng Thiên

 

Âm là Ám. Phù là Hợp. Kinh là Thường Hằng. 
Con người phải sống phù hợp với Đại Đạo. Đó là chân lý hằng cửu.
Nếu ta sống phù hợp Thiên Đạo, thì Thiên Nhân sẽ hợp nhất. Nhất động nhất tĩnh đều là Thiên cơ. Và con người chính là Trời vậy.
Âm Phù có 3 thiên, và ý nghĩa ba chữ Âm Phù Kinh đều bàng bạc trong đó. 
Hoàng Đế Công Tôn Hiên Viên trứ.
Hoàng Đế là vị vua kế vị Thần Nông. Tên là Công Tôn. Sinh ra ở Hiên Viên. Ông đã viết ra quyển sách này.Trương Quả Lão. Dương Văn Hội, Lý Thuyên đều nói là do Hoàng Đế viết.
1. Quan Thiên Chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hĩ.
觀天之道, 執天之行, 盡矣.
Hãy bắt chước Trời mà hành sự thì muôn việc đều hay.
Đạo Trời là Vô Vi, là Trí Trung, Trí Hòa. Đạo Trời là Vô Thanh, Vô Xú, không tiếng không hơi.
Cho nên chấp Thiên chi hành là chủ tể tại Ngã.
Lưu Nhất Minh chú rằng:
«Tính Mệnh chi Đạo là Thiên Đạo. Mà Thiên Đạo là đạo Âm Dương.
«Thế nào là Quan Thiên: Quan Thiên là Cách Vật Trí Tri, là biết trong mình có Trời; quan thiên là cực thâm nghiên cơ, là nghiên cứu tường tận cơ trời; quan Thiên là Tâm tri thần hội, là được Trời ứng hợp vào tâm; quan thiên là biết hồi quang phản chiếu, là biết đi sâu vào lòng mình; quan thiên là nhìn cho rõ ràng không mảy may dối trá, tà ngụy.
«Thế nào là Chấp Thiên chi hành: Chấp Thiên chi hành là Chuyên Tâm trí chí, là dồn hết tâm lực vào chuyện thực hành theo Trời; Chấp Thiên là làm theo đúng mực không thái quá, không bất cập; Chấp Thiên là dồn hết tâm lực vào chuyện bắt chước Trời, chuyện theo Trời; Chấp thiên là càng ngày càng tiến bộ; chấp Thiên là trước sau như một.
«Quan thiên chi Đạo là Đạo Vô Vi, là Đốn Ngộ, để liễu Tính của mình, biết mình có Tính Trời. Chấp Thiên đó là cái học Hữu Vi, cái học Tiệm tu, cốt để Liễu Mệnh.
«Vừa biết Quan, vừa biết Chấp là biết dùng cái Đạo Âm Dương, theo phép thê gian để siêu xuất thế gian, chu toàn Tính Mệnh song tu, sau đó quên cả Tâm lẫn Pháp, siêu xuất Thiên Địa vĩnh cửu trường tồn.
«Chỉ hai câu trên đã là thang trời giúp ta thành tiên thành Phật, đó chính là cái Đạo của Thánh Hiền. Ngoài ra chỉ là Bàng Môn tả Đạo mà thôi.» (Xem Lưu Nhất Minh, Âm Phù Kinh.)
2. Thiên hữu Ngũ tặc, kiến chi giả xương.
      天有五賊, 見之者昌.
     Ngũ tặc là Ngũ Hành, là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Trời dùng Âm Dương Ngũ Hành để sinh vạn vật, người nhân Âm Dương Ngũ Hành mà sinh trưởng. Nhưng khi Ngũ Hành đã xuống Hậu thiên thì không còn hòa hợp mà lại sinh khắc lẫn nhau. Mộc coi Kim là tặc hại, Kim coi Hỏa là tặc hại, Hỏa coi Thủy là tặc hại; Thủy coi Thổ là tặc hại; Thổ coi Mộc là tặc hại.
Tuy nhiên Ngũ Hành cũng còn có Điên Đảo Ngũ Hành. Chiều này Đạo Lão gọi là Nghịch Thi Tạo Hóa, Điên Đảo Ngũ Hành.
Ta thấy: Kim vốn khắc Mộc, nhưng Mộc nhờ Kim mà trở thành Khí Cụ; Mộc vốn khắc Thổ, nhưng Thổ nhờ mộc mà sinh Vinh; Thổ bản khắc Thủy, nhưng Thủy nhờ Thổ mà không chảy lai láng; Thủy vốn khắc Hỏa, nhưng Hỏa nhờ Thủy mà không bị Khô Táo; Hỏa vốn khắc Kim nhưng Kim nhờ Hỏa mà trở nên Sáng Láng. Hiểu được như vậy, thì Ngũ Tặc sẽ thành Ngũ Bảo, và Ngũ Hành chỉ còn là Nhất Khí, sẽ Hoàn Nguyên Phản Bản, Hiểu vậy chẳng Vinh Xương hay sao?
3. Ngũ Tặc tại Tâm, thi hành ư Thiên, Vũ Trụ tại hồ thủ, vạn hóa sinh hồ thân.
五賊在心,施行於天, 宇宙在乎手, 萬化生乎身.
Con người bẩm thụ khí Ngũ Hành trong thân, nhưng Tâm mới chính là chủ của Thân, Thân chỉ là nhà ở của Tâm. Cho nên ngũ hành thật sự là ở nơi tâm. Mà Tâm thì lại phân ra Nhân Tâm (lòng người) Đạo Tâm (lòng Đạo, lòng Trời).
Nếu Nhân Tâm mà làm chủ, thì Ngũ tặc sẽ phát ra thành Ngũ Vật là: Hỉ Nộ Ai Lạc Dục.
Nếu Đạo Tâm mà làm chủ, thì Ngũ tặc sẽ biến thành Ngũ Đức là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nếu hiểu đầu đuôi Ngũ Hành là như vậy, thì sẽ để cho Đạo Tâm chỉ huy để mỗi ngày mỗi tiến, tiến mãi tới Trời. Như vậy Vũ Trụ tuy lớn nhưng không thoát khỏi lòng bàn tay ta, Vạn vật biến hóa cũng không ra ngoài Thân ta. Chúng ta sẽ toản thốc Ngũ Hành, Hợp Hòa Tứ Tượng, và chuyện Liễu Tính, Liễu Mệnh cũng không khó. (Xem Lưu Nhất Minh, Âm Phù Kinh.)
4. Thiên Tính Nhân Dã, Nhân Tâm cơ dã. Lập Thiên chi Đạo dĩ định nhân dã.
天性人也, 人心機也. 立天之道, 以定人也.
Thiên Tính là người. Nhân Tâm là máy. Lập ra Đạo Trời, để xác định (xem) con người (tiến bộ đến đâu.)
Thiên Tính là Tính Chân Như, là Chân Tâm, là Đạo Tâm. Nó không hay, không biết, theo đúng luật Trời. (Bất thức, bất tri, thuận đế chi tắc) Nó chính là Con Người.
Nhân Tâm là Khí Chất Chi Tính, là Tri Thức chi Tính. Nó chính là Cơ Tâm. Vì nó mà con người có sinh, có tử.
Thiên tính là Bản Thể con người. Nhân tâm là mọi hiện tượng sinh lý, tâm lý nơi con người.
Tính là Thiên cơ, là Thiên Đạo. Nhân Tâm là Nhân cơ, là Nhân Đạo. Con người phải theo Thiên Cơ, nếu theo Nhân cơ thì sẽ bị diệt vong.
Cho nên Thánh Nhân quan Thiên Đạo, chấp Thiên hành, Trung Lập bất ỷ, Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông (Hệ Từ Thượng, Chương X, Tiết 4). Tu Chân Tính hay Thiên Địa chi Tính, biến hóa khí chất chi tính; theo Thiên Đạo để định Nhân Tâm, không để cho có một chút khách khí tồn tại trong lòng.
Nhân Tâm phải tiến tới hoàn thiện như sách Đại Học đã viết.
5. Thiên phát sát cơ, di tinh dịch tú. Địa phát sát cơ, long xà khởi lục. Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc. Thiên nhân hợp phát, vạn hóa định hĩ.
天 發 殺 機, 移 星 易 宿. 地 發 殺 機, 龍 蛇 起 陸. 人 發 殺 機, 天 地 反 覆. 天 人合 發, 萬 化 定 矣.
Trời nổi sát cơ, sao rời vật đổi. Đất nổi sát cơ, rồng rắn hiện ra trên mặt đất. Người nổi sát cơ, đất trời điên đảo. Trời người hợp phát, vạn sự ổn định.
Sát cơ là âm khí súc tụ, sẽ làm tổn thương mọi sự. Chúng ta đă chứng kiến các thiên tai, địa họa, các trận chiến tranh tàn khốc, và đã thấy chúng ta bị thương tổn ra sao.
Tất cả những họa hại, là do chúng ta đi ngược đạo Trời. Nếu như Trời Người hợp phát, thì mọi sự sẽ hanh thông, khang thái.
Theo đúng đường trời, Trung Dung gọi là Trí Trung Hòa, thiên đia vị yên, vạn vật dục yên.
Đoạn này sẽ dễ hiểu hơn, nếu hiểu là phải có một cuộc sống hòa hài với thiên nhiên, một nếp sống an lạc trong một cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, thanh tịnh và đầy thẩm mỹ và đạo vị.
Tóm lại chúng ta không được chống thiên nhiên, không được tự do khai thác các loài động vật nghĩa là không được bắn giết thú rừng và muông chim bừa bãi, không đực phá hoại các loài thực vật như phá rừng, đốn cây tùy tiện, vì giữa muôn loài vốn đã có một thế quân bằng.
Người xưa vì thế săn bắn có mùa, đốn cây có lúc.
6. Tính hữu xảo chuyết, khả dĩ phục tàng.
性有巧拙, 可以伏藏.
Tính có khéo vụng, có thể dấu đi không dùng.
Tính con người, thì ai cũng Thiện. Nhưng con người thụ khí Âm Dương nên thành hình. Vì bẩm khí Âm Dương nên con người có thanh trọc. Bẩm được Thanh Khí là những người khéo. Bẩm phải Trọc Khí là những người vụng. Xảo là những người có cơ mưu, Chuyết là những người si bần.
Xảo chuyết đều là Khí Chất chi Tính, không phải là Thiên Địa chi tính. Nếu theo Nhân Tâm là theo Khí Chất chi Tính; Còn những bậc Tu Chân chi Đạo là những người theo Đạo Tâm, theo thiên địa chi tính, dùng tiên thiên hóa hậu thiên, nên không cần dùng đến Xảo, Chuyết. (Lưu Nhất Minh)
Chu Hi chú: Thánh Nhân chi Tâm dữ Thiên Địa tham đồng, Chúng nhân không được vậy là vì có khéo có vụng. Biết dấu Xảo Chuyết, thì chỉ còn thấy Xảo. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên)
Âm Phù Kinh phát Ẩn chú: Diệu Trí vô trụ thì gọi là Xảo, Nghiệp Thức tạp nhiễm thì gọi là Chuyết. Xảo Chuyết đều do Tâm, còn Tính con người là Bản Thể. Trí mà hiện thời Nghiệp Thức ẩn, Thức mà sinh thì Diệu trí tàng. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên)
Tóm lại, Tính là Thiên Đạo, là Đạo Tâm, Nhân Tâm là Xảo Chuyết. Muốn Định Thiên, Lập Nhân là phải theo Tính Trời mà quên đi Tính người.
7. Cửu khiếu chi tà, tại hồ tam yếu. Khả dĩ Động Tĩnh.
九竅之邪在乎三要. 可以動靜.
Cửu khiếu (Người có Cửu Khiếu: Trên 7, dưới 2) mà có tà khí là do nơi Ba Khiếu quan trọng. Phải biết Động Tĩnh.
Tà khí xâm nhập vào con người là do nơi Thất Khiếu. Ba khiếu quan trọng trong con người là Mắt, Tai, Mồm.
Tai nghe Âm Thanh thì Tinh giao, Mắt nhìn mầu sắc, thì Thần chạy, Mồm nói nhiều thì Khí tán.
Tinh Khí Thần mà đã bị thương, thì toàn thân sẽ suy bại, tính mệnh rồi ra cũng sẽ táng vong.
Nếu con người biết thu thị, phản thính, hi ngôn, bế khẩu, tùy chỉ hư vô, khiến cho nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập, tinh khí thần tam phẩm đại dược sẽ ngưng kết không tan.
Các khiếu tùy ý động tĩnh, động tĩnh là Thiên Cơ, không phải là Nhân Cơ, như vậy thì tà khí làm sao mà không bị tiêu Diệt? (Lưu Nhất Minh).
8. Hỏa sinh ư Mộc, họa phát tất khắc. Gian sinh ư quốc, thời động tất hội. Tri chi tu luyện vị chi Thánh Nhân.
火 生 於 木, 禍 發 必 克. 姦 生 於 國, 時 動 必 潰. 知 之 修 鍊, 謂 之 聖 人.
Hỏa là Tà Tâm; Mộc là Tính. Gian là những gì âm ác. Quốc là thân con người. Lửa mà cháy thì Mộc sẽ bị tai họa. Thế là Mộc khắc. Tà sinh ư Tâm, tà phát thì tâm bị họa, và tính sẽ loạn.
Trong nước mà có kẻ gian manh, gian manh quấy động, thì nước sẽ bị diệt vong, tan rã. Cũng một lẽ, nếu Âm tàng ư thân, Âm mà thịnh thì Thân vị suy bại, tính mệnh sẽ bị khuynh đảo.
Nếu biết tiềm tâm tu luyện, quan Thiên đạo, chấp Thiên hành, biết hàng phục thân tâm, biết bảo vệ tính mệnh, thì Tính Mệnh sẽ không bị Hậu Thiên Ngũ hành câu chấp. Nếu không là thánh nhân thì ai làm được chuyện đó. (Lưu Nhất Minh)
Tóm lại, người tu luyện phải biết hàng phục vọng tâm, giữ gìn Thiên Tính.

 

Trung Thiên

9. Thiên sinh, Thiên sát, Đạo chi lý dã.
天生天殺, 道之理也.
Thiên đạo là Âm Dương. Dương chủ Sinh, Âm chủ Sát. Có Âm thì phải có Dương. Có sinh thì phải có Sát. Đó là lẽ trời. Cho nên Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm Đông tàng. Thiên địa tuần hoàn, chung nhi phục thủy.
Như vậy, nói đúng ra thì đất trời có 2 bộ mặt: Hằng và Biến. Hằng là Bất Biến. Biến là Tuần Hoàn, Sinh Sát.
Biết vậy, mới siêu xuất Tuần Hoàn được.
10. Thiên địa vạn vật chi đạo, vạn vật Nhân chi đạo, Nhân vạn vật chi đạo. Tam Đạo ký nghi, Tam tài ký an, cố viết thực kỳ thời bách hài lý. Động kỳ cơ vạn hóa an.
天 地 萬 物 之 盜, 萬 物 人 之 盜, 人 萬 物 之 盜. 三 盜  既 宜, 三 才 既 安, 故 曰 食 其 時 百 骸 理, 動 其 機 萬 化 安.
Trời là thủy tổ muôn vật, đất sinh ra muôn vật. Đã sinh ra muôn vật, thì cũng có thể sát muôn vật, cho nên nói trời đất là đạo chích muôn vật.
Có vạn vật nên cũng có con người. Con người thấy cảnh sinh tình, tư tình túng dục làm hao tán thần khí của mình. Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già rồi chết, cho nên nói vạn vật là đạo chích của con người.
Con người là Vạn Vật chi linh, vạn vật tuy ăn trộm được Khí con người, nhưng con người ăn được tinh hoa vạn vật, con người mượn khí muôn vật mà sinh, cho nên con người là đạo chích của muôn vật.
Ai cũng là đạo chích của ai, nên ai cũng thỏa mãn. Tam đạo ký nghi cho nên Thiên Nhân hợp đức và tịnh hành. không phản bội nhau. Thế là Tam Tài ký yên,
Tam tài đã yên, Đạo khí thường tồn, cho nên vạn vật không khuất phục được ta, tạo hóa không câu chấp được ta.
Cái bí nhiệm là làm gì cũng phải đúng thời, không trước, không sau, không đón, không đưa, không thái quá, không bất cập. Đại yếu là không làm hỏng thời, không làm sai máy. Cho nên nói: Ăn phải thời, toàn thân chỉnh, máy chốt động, vạn hóa an.
Thực kỳ thời là hấp thụ được Tiên Thiên chi khí. Động kỳ cơ, là tùy cơ mà nữu chuyển được guồng máy sinh sát.
Thực kỳ thời, là làm tiêu ma dược Hậu Thiên chi khí, cho nên bách hài được toàn vẹn, và con người không bị thương tổn.
Động kỳ cơ, là hồi phục được Tiên Thiên chi khí, và vạn vật an, cho nên có thể sống lâu.
Chữ thời, chữ cơ thật là khó giải. Đại khái thì Thời là Thiên Thời, Cơ là Thiên Cơ. (Lưu Nhất Minh)
Trung Dung chú: Ngô chi tâm chính, Thiên Địa chi tâm diệc chính. Ngô chi khí thuận, tắc thiên địa chi khí diệc thuận.
Lê Quí Đôn bình luận về lẽ Thiên Nhân hợp nhất như sau:
«Tâm con người rất rộng lớn, trên thông với Trời, giữa hiểu được quỉ thần, dưới quan sát được vạn vật. Giữ tâm mình cho chính trực, sẽ biết đạo lý, biết đạo lý sẽ biết được cơ vi của trời đất; biết được cơ vi, sẽ có ứng dụng; ứng dụng được, sẽ đạt quyền năng. Vận mệnh là do con người làm ra, chứ vận mệnh không chế ngự được con người, lẽ Thiên Nhân hợp nhất cũng không vượt quá lẽ này.»
(Nhân tâm trí đại, thượng khả dĩ thông thiên, trung khả dĩ trắc quỉ thần, hạ khả dĩ sát vạn vật. Chính tâm nhi hậu năng tri đạo, tri đạo nhi hậu năng kiến cơ, kiến cơ nhi hậu năng thành dụng, thành dụng nhi hậu nang đạt quyền. Vận mệnh do nhân chế, phi năng chế nhân, Thiên nhân hợp Nhất chi lý, bất quá ư thử.) (Tập San Đại Đạo phổ thông, số 20, tháng 8/2002, tr. 172)
Âm Phù Kinh khảo dị của Chu Hi chú: Thiên Địa vạn vật chủ ư nhân, nhân năng thực Thiên Địa chi thời, tắc bách hài lý hỉ, động thiên địa chi cơ, tắc vạn vật an hỉ. Thời già: Xuân thu tảo vãn dã, Cơ giả Sinh Sát Trưởng Dưỡng dã. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên.)
Bách hài lý, vạn vật an là Chấp Thiên chi hành,. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên).
Tóm lại nếu con người theo đúng Thiên Lý thì moị sự sẽ An Vui. Trị Bình do đó mà sinh.
11. Nhân tri kỳ Thần chi thần, bất tri bất thần chi sở dĩ Thần.
人知其神之神, 不知不神之所以神.
Xưa nay người ta thường coi Chiêu Chiêu Linh Linh chi Thức Thần là Bản Lai chi Nguyên Thần, cho nên Chước Không, Chấp Tướng, thiên kỳ, bách quái, đến già cũng không thành tựu được gì, thế rồi chết đi. Họ đâu có biết rằng biết Thức Thần thì chỉ là mới biết Hậu Thiên chi Thần, chứ chưa biết Tiên Thiên Chi Thần.
Nguyên Thần ấy mới là Cái Thần Hậu Thiên chứ chưa phải là Thần Tiên Thiên. Nó phi sắc, phi không, chí Vô nhưng hàm chí hữu, chí hư nhưng hàm chí thật, thảo nào mà con người chỉ biết có Hậu Thiên chi Thần, nên cam chịu luân chuyển. Chỉ có Tiên Thiên chi Thần mới bảo trì được Tính Mệnh của ta. Thảo nào mà khi vạn vật ăn cắp khí lực ta thì ta đâu có biết. (Lưu Nhất Minh)
12. Nhật nguyệt hữu số, đại tiểu hữu định, thánh công sinh yên, thần minh xuất yên. Kỳ đạo cơ dã, thiên hạ mạc năng kiến, mạc năng tri. Quân tử đắc chi cố cùng, tiểu nhân đắc chi, khinh mệnh.
日月有數, 大小有定, 聖功生焉, 神明出焉. 其盜機也, 天下莫能見, 莫能知. 君子得之固窮, 小人得之輕命.
Tháng ngày có số, lớn nhỏ đã định. Thánh công sinh và Thần minh hiện. Ăn cắp là Cơ vi, không nhìn thấy không trông thấy. Quân tử có được thì giữ lấy, tiểu nhân được thì liều thân.
Con người ăn cắp được năng khí của Thiên Địa vạn vật, vì Thiên Địa Vạn vật có định số. Còn thiên Địa vạn vật không ăn cắp được năng khí của con người là vì Đạo Thánh Nhân thì vô hình vô tượng.
Mặt trời, mặt trăng tuy cao nhưng có độ số để suy ra. Mặt trời đi một vòng trời mất một năm, sinh ra Xuân Hạ Thu Đông. Mặt trăng đi một vòng trời mất một tháng, có doanh hư, sóc vọng.
Lớn là Dương, Nhỏ là Âm. Dương cực thì sinh Âm, Âm cực thì sinh Dương; Đại vãng thì Tiều lai, Tiểu vãng thời Đại lai, cứ vậy tuần hoàn, nhất định như vậy. Thánh nhân do thế suy ra lẽ Âm Dương tiêu tức của trời đất, chỉ dụng công vào trong một giờ, lấy được Khí Hồng Mông vị phán của Trời Đất làm Đan Mẫu, đoạt được số Doanh Hư của Trời Đất đề lập Mệnh Cơ, trước Trời mà Trời không trách, sau Trời để theo Trời, thánh công do đó sinh, thần minh do đó hiện, cái Công cái Sáng ấy chính là Đạo Cơ vậy. Tuy là quỉ thần cũng không biết đâu mà suy đoán, như vậy thì người làm sao đoán được?
Thiên hạ làm sao mà thấy làm sao mà biết, như nếu thấy được, biết được, cũng không sao trộm được. Thế mới là Thánh, thế mới là Thần, thế mới là Đạo.Nếu không phải là trung thần, hiếu tử, đại hiền, đại đức thì không thể biết. Nếu không phải là liệt sĩ, trượng phu, coi vạn hữu là không, thì không thể nào thi hành cho có kết quả. Đó là Đạo Đức chân chính. Quân tử được ý, quên lời, đại trí như ngu, người khéo nhất lại có vẻ như vụng nhất. Nếu chưa đạt tới liễu Tính Liễu Mệnh, thì không giám tiết lộ bí quyết; cố cùng như kẻ ngu si.
Đến như những kẻ tiểu nhân bạc phước, vừa mới hưởng được chút hương vị trên đời đã tự mãn, tự túc, không biết tự trọng ; không có mà tưởng như có, hư không mà tưởng là đầy đặn, thế là những hạng người chẳng những vô ích mà còn có hại cho xã hội.
Âm Phù Kinh phát ẩn chú: Nhật nguyệt có số, đó là Thời. Đại tiểu hữu định, là Phương.
Cát Huyền trong Âm Phù Kinh thập Chân tập giải có lời tụng:
Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
Đắc ngộ Kiền KhônTạo Hóa Lô.
Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.
Hiền nhân cùng lý hợp Hư Vô,
Hiểu được Kiền Khôn Tạo Hóa lô.
Hạ Sĩ chỉ tranh danh và lợi,
Rồi ra táng mạng ấy Tiền đồ.
Hoàng đế nói: Tinh thần vào được cửa. Bách hài sẽ phản côn, và cái ta sẽ không còn. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên).

Hạ Thiên

 

13. Cổ giả thiện thính, lung giả thiện thị. Tuyệt lợi nhất nguyên, dụng sư thập bội. Tam phản trú dạ, dụng sư vạn bội.
瞽者善聽, 聾者善視. 絕利一源, 用師十倍. 三返晝夜, 用師萬倍.
Người mù nghe giỏi, người điếc thấy tinh. Quên lợi một phần, sẽ mạnh gấp trăm. Ngày đêm tu luyện sẽ mạnh gấp vạn.
Cho nên nhắm mắt, nghe sẽ rõ hơn. Bịt tai, thấy sẽ rõ hơn. Thanh Tĩnh kinh viết: Chúng sinh không biết chân đạo, là vì có vọng tâm. Vì có vọng tâm, nên khiến thần kinh sợ. Thần kinh nên bám víu vật chất. Bám víu vật chất nên nổi tham cầu. Đã tham cầu nên sinh phiền não. Phiền não, vọng tưởng làm ưu khổ thân tâm, làm cho mình bị trầm luân khổ ải, không biết được chân đạo.
Vọng tưởng, tham cầu là nguồn lợi lộc, nếu con người gạt bỏ được tham cầu, thì vạn hữu thành không, tư lự sẽ giảm thiểu, cho nên ngồi vận công đạo dẫn sẽ thấy gia tăng công lực. Nếu như suốt ngày lo Tồn Thành, Khử Vọng, thì rốt cuộc sẽ tới được chỗ Chí Thiện, Vô Ác.
 
14. Tâm sinh ư vật, tử ư vật. Cơ tại mục.
心生於物, 死於物. 機在目.
Trong con người Tâm là Chủ, mắt là cửa vào Tâm. Tâm đây là Bản Lai Chân Tâm, không không, đỗng đỗng, vô ngã, vô tâm, vô vật, đồng thể với Thái Hư. Nó chính là Đạo Tâm, là Tâm Chân Như của nhà Phật. Nó bất sinh bất diệt.
Tâm mà có sinh có diệt là cái Tâm Thịt, là Nhân tâm.
Vật là vật dục. Ta không thấy Tâm, nhân vật nên nó hiện. Ta thấy vật, nên thấy tâm; không có Vật thì Tâm không hiện. Cái Tâm này vì vật mà có sinh tử: Vật sinh thì nó sinh; vật tử thì nó tử.
Con mắt là cửa của Tâm. Nó chiêu vời đạo chích vào. Mắt thấy gì, tâm liền hay biết. Cho nên mắt là động cơ làm cho Tâm sống chết. Cho nên động cơ thật là ở nơi mắt.
Nếu con người biết phản quan nội chiếu, thì ngoại vật sẽ hết đường vào, sẽ không còn làm ta sinh tử, thì sinh tử còn theo lối nào mà vào.
Chu Hi chú: Tâm do vật mới thấy, thế là Sinh ư vật, Tâm vì trục vật mà chết, thế là Tử ư vật. Tâm tiếp được vật là nhờ Cửu Khiếu, nhất là nhờ Mắt. (Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên).
15. Thiên chi vô ân, nhi đại ân sinh. Tấn  lôi, liệt phong, mạc bất xuẩn nhiên. Chí lạc tính dư, chí tĩnh tính khiêm.
天之無恩而大恩生. 迅雷列風萬不蠢然. 至樂性噢, 至靜性兼.
Trời đối với vạn vật, tưởng là Vô Ân, nhưng thực ra đã sinh ra vạn vật thực là Đại Ân vậy. Nhờ phong vũ, lôi đình nên vạn vật tự nhiên sinh xuất. Thế là Chí lạc, thế là Chí Tĩnh. Tất cả đều vô tâm, tự nhiên.
16. Thiên chi chí tư, dụng chi chí công. Cầm chi chế tại khí.
天之至私, 用之至公. 禽之制在氣.
Thiên đạo thời vô tượng, vô hình, coi muôn loài là một; cho nên chí tư. Bốn mùa vần xoay, làm cho vận vật nảy sinh, cho nên chí công.
Chỉ dùng một khí mà cầm giữ, kiềm chế muôn vật. Làm cho vạn vật từ Nhất Bản tán vạn thù, rồi lại từ Vạn thù qui nhất Bản. Nên thực ra không có gì là Công, không có gì là Tư. Chỉ có một khí tuần hoàn mà thôi.
17. Sinh giả, tử chi căn. Tử giả, sinh chi căn. Ân sinh ư hại, hại sinh ư ân.
生者死之根. 死者生之根. 恩生於害, 害生於恩.
Thiên đạo sinh vật, một khí thượng hạ. Thượng là Dương, hạ là Âm. Dương là Sinh là Ân, Âm là Tử, là Hại.
Đã có sinh, thời có Tử; đã có tử, ắt có sinh. Cái nọ là gốc sinh cái kia. Có Ân thời có Hại, có Hại thời có Ân.
Nếu con người biết tìm cái sống trong cái chết, thì sẽ được trường sinh bất tử; nếu biết tìm cái Ân trong cái hại, thì sẽ được cái Ân và sẽ Vô Hại. Ra khỏi cái này mà vào cái kia, phải cho cẩn thận. (Lưu Nhất Minh).
18. Ngu nhân dĩ Thiên Địa văn lý thánh. Ngã dĩ thời vật văn lý triết.
愚人以時文理聖. 我以時物文理哲.
Ngu Nhân không biết gì về sinh tử, ân hại. Đó là bí mật tạo hóa tuần hoàn. Thiên văn dạy ta Tượng; Địa lý dạy ta Hình. Biết cái gì hiển lộ ra bên ngoài, cái gì thấy được, biết được, không phải là Thánh.
Cái gì vô hình, vô tượng của Trời Vật đó là cái mà Thần hiển lộ bên trong, nó không thể thấy, không thể biết, cái đó gọi là Triết lý của Trời Đất.
Cho nên vật có khi Sinh có khi Tử. Lúc đáng sinh thì sinh, lúc đáng tử thời tử. Sinh là Ân, Tử là Hại. Tất cả là do Thời Vận, đều là do Thiên Đạo, Thần Đạo vận chuyển.
Thiên Địa thần đạo ấy không thể thấy, không thể biết. Biết được nó là nhờ Vật. Nhìn thấy vạn vật sinh tử có thời, thì thấy được cái minh triết của Trời Đất.
19. Nhân dĩ ngu ngu thánh nhân, Ngã dĩ bất ngu ngu thánh nhân. Nhân dĩ kỳ kỳ thánh nhân, Ngã dĩ bất kỳ kỳ thánh nhân.
人 以 愚 虞 聖 人, 我 以 不 愚 虞 聖 人. 人 以 奇 期 聖 人  我 以 不 奇 期 聖 人.
Người thường cho rằng thánh nhân là những người ngu. Ta không nghĩ như vậy. Người thường cho rằng thánh nhân là những người kỳ dị. Ta không nghĩ như vậy.
Đạo tính mệnh bắt đầu từ Hữu Tác thì không ai biết. Khi nó tới Vô Vi thì người ta mới biết.
Xưa nay Chân Thượng thánh nhân lúc tu Hữu Tác, thì thường dấu bớt vẻ sáng, thường chuyết thông, hủy trí, thao quang, dưỡng hối, Thái Dược trong Hư Vô (Hoảng Hốt Tra Minh chi Hương), Hành Hỏa Hầu trong Vô Thức Vô tri chi địa. Để hết Tâm Trí vào Hư Vô, để cho Thần Minh vận chuyển, như vậy quỉ thần làm sao mà dò biết được? người làm sao mà biết được?
Cái bí quyết này ai mà biết được, cho nên thường nhân không hiểu nổi thánh nhân. Thánh Nhân như một nhà buôn lớn, khéo cất giấu hàng hóa. Tưởng như không có, mà thực sự là có.
Các Ngài đâu phải là kẻ ngu?
Khi đã tới giai đoạn Vô Vi, thì các Ngài Hòa Quang, Đồng Trần, tích công luyện đức, cực vãng tri lai, thần thông quảng đại, trí tuệ vô biên. Cho nên có người cho rằng các ngài là những con người kỳ dị. Có biết đâu rằng các ngài chỉ đem cái Chân Thường để Ứng Vật, chứ chẳng có gì là kỳ dị.
 Các Ngài là những bậc Tham Thiên Địa chi hóa dục, và có đức phối Thiên Địa. (Lưu Nhất Minh)
20. Trầm thủy, nhập hỏa, tự thủ diệt vong.
沉水入火, 自取滅亡.
Những tật xấu của con người như tham lam, keo kiệt, ân ái đó là những vực thẳm. Tửu sắc tài khí thì như là những lò lửa. Thường nhân không biết gì về Thiên Đạo, Tạo Hóa; không biết gì cái học Tính Mệnh của Thánh Nhân lấy giả làm chân, lấy khổ làm vui, nên tự hại, dìm mình trong vực thẳm mà không biết, nhập vào lò lửa mà không hay. Thế là tự chuốc lấy diệt vong, còn trách ai được?
21. Tự nhiên chi Đạo, tĩnh, cố Thiên Địa vạn vật sinh. Thiên địa chi Đạo tẩm, cố Âm Dương thắng, Âm Dương tương thôi nhi biến hóa thuận hĩ.
自然之道靜, 故天地萬物生. 天地之道浸. 故陰陽勝, 陰陽相摧而變化順矣.
Đại Đạo vô hình, sinh Thiên Địa vạn vật, Đại Đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Vô hình, vô danh là Đạo tự nhiên, chí tĩnh. Tĩnh là máy sinh ra động, tĩnh cực rồi động, và vạn vật từ đó mà sinh ra. Một sinh ra Thiên Địa, nên Thiên Đạo là Đạo Tự Nhiên. Nên Đạo Thiên Địa thấm nhuần từ từ, đó cũng là ý nghĩa của Tự Nhiên. Vì tẩm nhuận tự nhiên, nên động không lìa tĩnh, tĩnh không lìa động. Một động một tĩnh lấy nhau làm căn cơ, cho nên Âm Dương thắng. Động là Dương, Tĩnh là Âm, Động cực rồi Tĩnh, Tĩnh cực rồi Động, Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm. Âm Dương đun đẩy lẫn nhau sinh ra tứ thời, làm cho Vạn Vật sinh thành, hoặc biến hoặc hóa, thuận theo tự nhiên, không có tâm ý gì trong đó. Cho nên tất cả là do tự nhiên chi Đạo, vô hình vô danh, biến hóa vạn sự, nên biến hóa không bao giờ cùng.
22. Thánh nhân tri tự nhiên chi đạo bất khả vi, nhân nhi chế chi. Chí tĩnh chi Đạo luật lịch sở bất năng khế. Viên hữu kỳ khí, thị sinh vạn tượng, bát quái, Giáp Tí thần cơ, Quỉ tàng, Âm Dương tương thắng chi thuật, chiêu chiêu hồ, tiến ư tượng hĩ.
聖人知自然之道不可違, 因而制之. 至靜之道律歷所不能契. 爰有其氣, 是生萬象八卦甲子, 神機鬼藏, 陰陽相勝之術, 昭昭乎, 進於相矣.
Thánh Nhân là những người «Dữ Thiên Địa hợp kỳ Đức», vì các Ngài dữ Thiên Địa hợp kỳ Đức, nên đi đúng đường lối trời đất, chỉ nhân đó biến chế đôi chút, cho nên các Ngài dữ Thiên Địa đồng đức.
Thế nào là Đạo Tự Nhiên: Thưa là Đạo phi sắc, phi không, chí vô nhi hàm chí hữu, chí hư nhi hàm chí thực, hữu vô kiêm cai, hư thực tịnh ứng. Cho nên nói nó là Vô thì nó là Hư Vô Nhất Khí, Vô Thanh Vô Xú. Nó là Đạo, hết sức là Tĩnh cho nên số của luật lịch không thể khế hợp với nó được. Luật lịch chỉ khế hợp được với hữu hình, không khế hợp được với Vô Hình, vì nó chí tĩnh nên vô hình vậy. Như vậy luật lịch làm sao khế hợp với nó được. Tín Lăng Sư nói: Hữu vật tiên Thiên Địa, Vô danh bản tịch liêu, chính là vì vậy.
Nói nó là Hữu, thì nó chính là Khí Dụng. Nói nó là Kỳ Khí, Thần Khí vậy. Thần khí thì «Diệu vạn vật», cho nên sum la vạn tượng, bát quái tương đãng, Giáp Tí tuần hoàn, Thần thì Thân cơ, Quỉ thì Khuất Tàng. Bao dung vạn sự. Tín Lăng Sư gọi thế là: «Năng vi vạn vật chủ, bất trục tứ thời điêu» là vì vậy.
Tĩnh Đạo là Vô Danh Thiên Địa chi thủy, Thần Khí là Hữu Danh Vạn vật chi mẫu.
Lão tử nói: «Vô Dục dĩ quan kỳ Diệu. Quan kỳ Diệu là Quan kỳ Thủy vậy. Hữu Dục dĩ quan kỳ Kiếu, quan kỳ Kiếu, là Quan kỳ Mẫu.»
Không có Hữu thì Vô không thành, không có Quan Kiếu thì không có quan diệu.
Quan Diệu chi Đạo là Vạn Vật giai Không, Vô Tác, vô Vi.
Quan Kiếu là Âm Dương biến hóa, hữu tu hữu chứng.
Thánh nhân không đi ngược Thiên nhiên chi Đạo, chỉ Nhân nhi chế chi mà thôi.
Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi Hành là từ Hậu Thiên trở về Tiên Thiên, từ trong Sát Cơ đoạt lấy Sinh Cơ, Điên Đảo Ngũ Hành, Nghịch Thi Tạo Hóa, lấy Âm Dưỡng Dương, lấy Dương hóa Âm. Dương Kiện, Âm Thuận, Âm Dương hỗn hợp. Từ quan Kiếu cho tới Quan Diệu, từ Thần Khí nhập vào chí tĩnh, từ miễn cưỡng đi vaò Tự Nhiên, thế là Hữu Vô Nhất Trí, công lực vẹn toàn.
Dùng thuật Âm Dương tương thắng để vượt lên trên Sắc Tượng.
Nên biết Thuật này không phải Thuật tầm thường. Xưa Hoàng Đế cưỡi rồng lên trời, Trương Cát Hứa siêu phàm nhập thánh, người xưa đem cả nhà cửa lên Trời có 800, bay thẳng lên Trời có tới 3000, đều nhờ Đạo này mà thành.
Âm Phù Kinh chỉ có hơn ba trăm chữ, mỗi dòng đều là Cam Lô, mỗi chữ đều là châu ngọc, dạy ta con đường Tính Mệnh Bất Tử, dạy ta con đường tu chân của Vạn Thế.
Thế là lộ hết Thiên Cơ, Đan Kinh Tử Thư dù ví dụ muôn vàn cũng chỉ là dạy Âm Dương Tương Thắng chi thuật.
Người có chí thấy được Kinh này, nên thành tâm đọc tụng, nên cầu sư học quyết. Có thể sẽ Đại Giác, Đại Ngộ, hãy cố thực hành sẽ thấy ứng hợp với các lời Sấm. (Lưu Nhất Minh)
Bấm vào chữ NEXT phía dưới để xem tiếp !

 

 

 Thư mục Âm Phù kinh

1.- Lưu Nhất Minh, Âm Phù Kinh chú

2.- Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên.

3.- Thái Công đẳng chú (17 người chú giải).

4.- Thất gia chú (7 người chú)

5.- Lý Thuyên chú.

6.- Trương Quả chú.

7.- Viên Thục Chân chú.

8.-Tiêu Chân Tể chú.

9.- Hoàng Cư Chân chú.

10.- Trầm Á Phu chú.

11.- Nhiệm Chiếu Nhất chú.

12.- Kiển Xương Thìn chú.

13.- Đỗ Quang Đình chú.

14.- Lục Điền chú.

15.- Lý Tịnh Âm Phù Cơ.

16.- Âm Phu Thái Vô Truyện.

17.- Đướng Vi Hồng, Âm Phù Chính Nghĩa.

18.- Lý Thuyên Diệu Nghĩa. (Li Sơn Mẫu truyện)

19.- Trương Quả, Âm Phù Biện Mệnh Luận,.

20.- Huyền giải tiên sinh, Âm Phù Huyền Đàm

21.- Đỗ Quang Đình, Âm Phù Kinh

22.- Cát Hồng, Âm Phù Thập Đức Kinh

23.- Viên Thục Chân, Âm Phù Kinh Sớ.

24.- Thái Huyền Tử, Âm Phù Kinh Tụng.

25.- Vô Vi Tử, Âm Phù Kinh

26.- Trương bân Khanh, Âm Phù Sớ.

27. – Trương Lỗ, Âm Phù Huyền Nghĩa.

28.- Phí Trường Phòng, Âm Phù Đợn Kinh.

29.- Ly Sơn Mẫu chú, Âm Phù Đơn Kinh,

30.- Âm Phù Kinh Tự.

31.-, Âm Phù Ngũ tặc nghĩa.

32.- Âm Phù Tiểu Giải.

33.- Âm Phù Đơn Kinh Giải.

      Từ số 2, đến số 33 là theo Tống, Cao Tự Tôn tử trong sách Vô Tích Hoàng Nguyên Bính, Âm Phù Kinh Chân Thuyên, tr.23.

     Âm Phù được Đường Quả Lão, Y Doãn, Thái Công Vọng, Chư Cát Lượng, Phạm Lãi, Quỉ Cốc Tử, Trương Lương, Lý Thuyên v. v... chú.

     Cũng có người cho sách này đã được 11 người chú giải, thay vì 7 người như trên. Đó là: Thái Công, Phạm Lãi (525-455) Quỉ Cốc Tử, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong (602-670 Đường), Lý Thuyên (Đời Đường Huyền Tông), Lý Hiệp, Lý Giám, Lý Duyệt, Dương Thịnh.

 

Ý nghĩa kinh sách đạo Lão

Âm phù kinh

Khoảng 23 quyển khác nhau.

«Thánh Nhân quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, chưởng ốc Thiên Nhân ám hợp chi cơ, xử hành vi hợp hồ Thiên Đạo, bất vi tự nhiên, tắc trị quốc dưỡng sinh các đắc kỳ nghi...» (Hoàng Đế Âm Phù Kinh, tr. 332, Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ Hoài Sâm)

Sách này được Đường Quả Lão, Y Doãn, Thái Công Vọng, Chư Cát Lượng, Phạm Lãi, Quỉ Cốc Tử, Trương Lương, Lý Thuyên v. v... chú.

Cũng có người cho sách này đã được 11 người chú gỉai, thay vì 7 người như trên.

Đó là: Thái Công, Phạm Lãi (525- 455) Quỉ Cốc Tử, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong (602-670 Đường), Lý Thuyên (Đời Đường Huyền Tông), Lý Hiệp, Lý Giám, Lý Duyệt, Lý Thịnh.

Đều chủ trương Quan Thiên chi đạo, chấp cơ đạt biến, dĩ cầu trường sinh, phú quốc an dân, cường binh chiến thắng. (sđd, tr.332)

Âm Phù Kinh là:

 «Thánh Nhân Thể Thiên dụng Đạo chi cơ.»

 «Thánh Nhân dụng tâm Thâm vi, tắc năng chiếu kiến tự nhiên chi tính; chấp cơ biến thông tắc năng khế hợp tự nhiên chi Lý.»

Chiếu chi dĩ tâm, khế chi dĩ cơ, nhi âm phù chi nghĩa tận hỉ. (332)

Thiên Địa chi thần dữ Ngô chi thần đồng vu nhất thể, cố động dữ Thần khế, tĩnh dữ Thần cụ, dữ Thái Không vi nhân, dữ tạo vật giả vi hữu, Thể Tính vô thù, thị vị Đắc Đạo

Thế là Thiên Đạo Nhân Tâm ám hợp chi lý, dục nhân năng thuận Thiên nhi động (333)

Âm Phù Kinh xưa nay chỉ có 300 chữ hay 400 chữ. (333)

Cộng thêm học thuyết Lão là Thanh Tĩnh tự nhiên, thanh tâm quả dục, pha phach thêm Dịch Truyện là thành Thuyết Thiên Đạo, Nhân sự Khế Hợp. (333)

Âm Phù kinh cho rằng Thiên Đạo và Nhân Đạo khế hợp với nhau.

Và giải Âm là Ám, Phù là Phù Hợp. (333)

Đề cao thuyết của Nho Gia là Tồn Thiên Lý, khử Nhân Dục, Tu Tâm, Thành Tính. (334)

«Vạn vật hữu hình viết Âm. Vạn Vật giai hữu Tính Mệnh viết Phù, vạn vật giai hữu Tự Nhiên chi Đạo viết Kinh” Lại nói: Âm Phù nhị tự, Thân Tâm dã, Tính Tình dã, Thủy Hoả dã, Thần Khí dã, Diên Hống dã, Long Hổ dã, động tĩnh dã, nãi tu đơn chi căn bản, dưỡng đạo chi uyên nguyên.» (334)

Thanh Tĩnh Kinh (10 kinh)

Chủ Trương các bộ Thanh Tĩnh Kinh là đề cao Thanh Tĩnh.

Đó là học thuyết của Đỗ Quang Đình (Đường Mạt), của Bạch Ngọc Thiềm (Nam Tống), của Hầu Thiện Uyên (Kim Nguyên), của Lý Đạo Thuần (Nguyên Mạt, Minh sơ), Vương Đạo Uyên (Nguyên Mạt Minh Sơ).

Đại chỉ dĩ Thanh Tĩnh vi bản, khuyến nhân trừng tâm khiển dục, không vô thường tịch, nải chí tịch vô sở tịch, tắc thể hợp vu Đạo.

«Thanh giả Nguyên (Thần) dã, Tĩnh giả Khí dã, Kinh tắc Pháp dã, nhất tắc vi thánh nhân chi linh lộ; nhị tắc thần tiên chi thê đắng.» (335)

«Bất chấp Không vi không, bất chước Hữu vi Hữu.» (335)

Dung hợp đạo, thiền, dĩ trừng tâm, khiển dục, thanh tĩnh thường tịch vi tông chỉ. (335)

Thái Thượng lão quân thường thanh tĩnh kinh chú. (Bạch Ngọc Thiềm). (335)

Thái Thượng lão quân thanh tĩnh tâm kinh dĩ Thanh Tĩnh vi tông, hấp thụ Phật giáo không tịch tư tưởng, dĩ minh Đạo Gia thanh tĩnh vô vi chi diệu. Nhận vi nhân tâm bất tĩnh, giai nhân kỳ dục khiên lụy, Nhược vô kỳ dục, tắc tâm tự tĩnh nhi thần bất nhiễu, tắc thường thanh tĩnh, thường thanh tĩnh tắc năng thể hợp vu đạo (335)

Thanh tĩnh chi pháp, tẩy địch tâm cấu, sử nội ngoại giai tịnh, hoàn nguyên phản bản, phục Ngã Thái Hư, đắc đạo tự nhiên, vĩnh vô lưu chuyển. (336)

Thái Thượng Lão Quân Nội Thị Kinh.

Vị Nhân Tâm bản lai thanh tĩnh, nhân nhiễm Lục Tình nhi nhập Khổ Hải. Tâm nhược thanh tĩnh, tắc vạn họa bất sinh. Cố tu đạo tức thoại tu tâm, kỳ yếu tại Nôi Thị Kỷ Thân, trùng ký tâm dã.

Nội thị chi pháp, tiên tư vạn vật chi trung, nhân tối tôn quí. Mạc vọng nhiễm chư trần, tái diệt lụic thức, lục dục, hư tâm vô tâm, địng tâm an tâm, tĩnh tâm chính tâm, thanh tâm tịnh tâm, tâm tĩng thần định, dĩ chí vu loạn tưởng vô khởi, tà tâm bất sâm, chu thân cập vật, bế mục tư tầm, biểu lý hư tịch, thần đạo vi thâm. (335)

Thái Thượng Xích văn Đỗng cổ kinh chú.

Nhận tu chân dưỡng tính chi Đạo, nhận vi vô động vô vi thi vạn vật chi bản, bất thị bất thính vi chúng diệu chi môn, dưỡng kỳ vô tượng, thủ kỳ vô thể, tắc khả trường sinh, ... tu Đạo giả ưng bão Nguyên Thủ Nhất, thanh tĩnh vô vi, qui căn phục lệnh.

Thái Thượng Xích văn Đỗng cổ Chân kinh chú.

Chú văn viết: Hướng Bất động trung động, vô vi trung vi, nội vong hình thể, ngoại vong thanh xác, dưỡng kỳ vô tượng, thủ kỳ vô thể, toàn kỳ bản chân, siêu xuất hư vô chi ngoại, thị vi tối thượng nhất thừa, vô thượng khả thượng, cố viết vô thượng.

Hựu vân PHẢN BẢN QUI CĂN, nhập hồ Vô Gián, tắc không khí hoán nhiên, tắc hồ thiên địa, quang minh phổ chiếu, cố viết Xích văn.

Tam luận huyền chỉ.

Tu tâm khế Đạo, kiến tính thành Chân.

Đại Đạo tự nhiên vô vi, ... Đạo Tâm Tính tam giả vi nhất. Tức tâm thị Đạo, Tâm chi dữ Đạo, nhất Tính nhi nhiên.Cố tu Đạo chi yếu tại vu Tu Tâm Kiến Tính, thanh tĩnh vô vi, khiển trệ phá chấp.

Nhân hữu vi nhi đạt vô vi, nhân hữu sinh nhi đạt vô sinh, vô vi tự nhiên, thị vị Đại Đạo diệu dụng. (340)

Tham Đồng Khế.

Khế hợp: Đại Dịch, Hoàng Lão, Lô Hỏa thành một.

 Tuổi thọ của các đạo sĩ

alt

       Các Đạo Sĩ xưa nay đều chủ trương Tu Luyện để Trường Sinh Bất Tử. Nhưng nghiên cứu tuổi thọ các Ngài. chỉ thấy vài vị sống hơn 100 tuổi (Thạch Hạnh Lâm, Vương Thường Nguyệt), vài vị sống trên 90 (Trương Bá Đoan, Lưu Nhất Minh) vài vị sống trên 80 (Lục Tiềm Hư, Huỳnh Nguyên Cát), còn thì cũng sống 60, 70 không hơn gì ai. Như vậy, bất quá là các ngài có thể diên niên, có thể sống lâu thêm ít năm mà thôi.

Sau đây, là tên tuổi các đạo sĩ qua các thời đại:

Nam Tông: Tu mệnh

Lưu thao (Lưu Hải Thiềm) truyền đạo năm 911.

Trương Bá Đoan (984-1082): 96 tuổi.

Thạch Hạnh Lâm (1022-1158): 136 tuổi.

Tiết Đạo Quang

Trần Nê Hoàn (?-1213)

Bạch Ngọc Thiềm (1194-1229): 35 tuổi ?

Bành Hạc Lâm (Bành Tỉ)

Bắc Tông: Tu Tính

Vương trùng Dương. (1112-1170): 58 tuổi.

Khưu Xử Cơ (1148-1227): 79 tuổi.

Lưu Xử Huyền (1146-1203): 57 tuổi.

Mã Ngọc (1123-1183): 60 tuổi.

Đàm Xử Đoan (1123-1195): 62 tuổi.

Hách Đại Thông (1140-1212): 72 tuổi.

Vương Xử Nhất (1142-1217): 75 tuổi.

Tôn Bất Nhị (1114-1182): 63 tuổi.

Lưu Nhất Minh (1724-1821): 97 tuổi. Long Môn Phái.

Đông Phái.

Lục Tiềm Hư, Lục Tây Tinh (1520- 1606): 86 tuổi.

Tây Phái.

Lý Hàm Hư (Lý Tây Nguyệt)

Trung Phái.

Lý Đạo Thuần đời Nguyên.

Huỳnh Nguyên Cát (1271-1355): 84 tuổi.

Xét về tuổi thọ, các môn phái nói trên cũng không phải đã đạt được số tuổi lý tưởng.

Cuối đời Hán (206-220), Ngụy Bá Dương nhân theo Long Hổ Kinh, lại rút tỉa tư tưởng Kinh Dịch, Hoàng Lão, mà soạn ra bộ Tham Đồng Khế, đã hệ thống hóa khoa Luyện Nội Đơn, vì thế Ông được tôn xưng là Vạn Cổ Đơn Kinh chi tổ.

Ông phân biệt Luyện Đơn với các phương thuật như Âm đạo, Thực Khí, Bộ Đẩu, Tế Lễ v.v... Mà ông cho là «những chuyện Nghịch thiên cơ, vi phản lại Đạo Giáo» (Bội nghịch thất khu cơ, tiền khước vi Hoàng Lão), là Bàng Môn tả đạo,

Chủ trương Tham Đồng Khế là đem triết học Chu Dịch, hợp nhất với Triết Học Lão Trang, là học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất, và phải tuân hành các định luật vận chuyển, biến hóa của trời đất, và cũng phải biết hòa hợp Âm Dương, đoạt tạo hóa chi công, và phản bản hoàn nguyên, phục qui ư Hư Vô Chi Đạo.

Như vậy muốn luyện đơn, phải biết căn bản con người. Mà bản thể con ngưởi là Thái Cực, Âm Dương là Tinh Khí Thần (Hồn Phách) là Âm Dương, là Dược Vật của Đơn Kinh, hay Kiền Khôn. Kiền Khôn mà phân ly, thì thành Vũ Trụ, Kiền Khôn mà hợp nhất thì thành Thái Cực. Hòa Hợp Âm Dương chính là «Nghịch Luyện Qui Nguyên».

Từ Ngụy Bá Dương, cho đến đời Nguỵ Tấn (220-313), thì khoa ngoại đơn với các phép phục thực, phục khí thịnh hành, còn khoa nội đơn thì chỉ có một số người tu tập. Mãi đến thời Trung Đường, khoa luyện đơn vói mấy đạo sĩ danh tiếng như Trương Quả (Trương Quả Lão trong bát tiên) và La công Viễn, đời Đường Huyền Tông (713-755) mới làm cho khoa nội đơn tinh tiến.

Thời Vãn Đường (841-905) và thời Ngũ Đại (907-960) khoa Ngoại đơn với chủ trương Phục Thực Thành Tiên bị thất bại, nên khoa nội đơn mới thịnh hành.

Lúc ấy có những danh nhân như Hán Chung Li (Cuối đời Hán, thày của Lữ Đồng Tân), Lữ Đồng Tân (780-?) Thi Kiên Ngô (đỗ Tiến Sĩ năm 815), Thôi Hi Phạm (đời Đường), Bành Hiểu (?-955, đời Ngũ Đại (907-1119), Lưu Hải Thiềm (Lưu Thao đời Ngũ Đại), Trần Đoàn (891-989 Ngũ Đại, Tống Sơ) Trương Vô Mộng (Ngũ Đại mạt, Bắc Tống).

Tôi quí chủ trương của Trương Vô Mộng. Ông dạy: Người nuốn vào chơi cửa Huyền Tẩn, phải bão phác thủ Nhất, phải tĩnh định cho tới chỗ rốt ráo, để trở về Nhất. Nhất và Đạo là cái gì hết sức tự nhiên, vì thế mới nói: Chí Thần thì vô phương, chí Đạo thì vô thể, có Vô Vi mới làm được mọi sự (Du Huyền Tẩn chi môn giả... qui hồ Bão Phác thủ tĩnh, tĩnh chi phục tĩnh, dĩ chí vu Nhất... Nhất chi dữ Đạo, cái tự nhiên nhi nhiên yên, thị dĩ Chí Thần vô phương, chí Đạo vô thể, vô vi nhi vô bất vi... Trung Hoa Đạo Giáo đại từ điển tr, 112)

Cho nên, Nhiếp Tình (Âm) Qui Tính (Dương) thì là Phản Bản Hoàn Nguyên, là Đơn thành.

Hán Chung Ly cũng chủ trương như Tham Đồng Khế, coi con người là một Tiểu Thiên Địa, và theo học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất, nếu biết nghịch luyện sẽ phản bản hoàn nguyên và Đơn sẽ thành.

Thời Vãn Đường là thời Tam Giáo hợp lưu, nên Thiền Học ảnh hưởng vào Đạo Lão rất nhiều.

Căn Bản của Tu Đạo là Vô Niệm.

Căn Bản của Phật Giáo là Chân Không.

Phật Giáo nói: Tuyệt niệm, vô tưởng chính là Chân Niệm. Chân Niệm chính là Chân Không, mà Chân Không là siêu thoát...

Lữ Đồng Tân cũng chủ trương Thiền Đạo Dung Hợp. Tục truyền sau khi Ông gặp Thiền Sư Hoàng Long Hối Cơ, Ông khâm phục Thiền Tông và chủ xướng Thiền Đạo Song Dung. Chủ trương của sách Sao Hào Ca là: Tính Mệnh Song Tu. Mà Tu Tính là Minh Tâm Kiến Tính của Thiền. Thế tức là Thiền Học và Nội Đơn Song Tu.

Chủ trương Tính Mệnh Song Tu và Thiền Đạo Tương Dung của Lã Đồng Tân là căn bản luyện đơn sau này. Các môn phái luyện Đơn thời Bắc Tống đều chủ trương theo Lữ Đồng Tân.

Đến Trương Bá Đoan (984- 1082) đời Tống Thần Tông, thì Đơn Đạo đã thành thục. Trương Bá Đoan viết quyển Ngộ Chân Thiên Thiền Tông Thi Kệ cũng chủ trương Minh Tâm Kiến Tính, và cũng chịu ảnh hưởng Tham Đồng Khế. Trương Bá Đoan viết: Nếu muốn kết hợp với chí Đạo, thì phải biết bản tâm mình (Dục thể phù chí Đạo giả, mạc nhược minh hồ bản tâm). Thiền tông gọi Qui Căn phản Bản là trở về với cứu cánh không tịch chi Bản Nguyên.

Vương Trùng Dương, trong tập Kim Đơn Thi, gọi Qui Nguyên Phản Bản, hay được Kim Đan là: Bản lai Chân Tính viết Kim Đan.

Ngoài chủ trương Minh Tâm Kiến Tính, còn chủ trương Tĩnh Định. Mà Tĩnh Định thì Thiền Tông gọi là Vô Niệm Hành.

Các đơn gia chú trọng 2 phương diện: Một là Tu Tính và Tu Mệnh. Có người chủ trương Tu Tính trước, tu mệnh sau; có người chủ trương Tu Mệnh trước, tu Tính sau, có người chủ trương Tính Mệnh Song Tu v.v...

Hai là Thanh Tu và Song Tu. Người thì chủ trương Âm Dương sẵn có trong con người, cho nên chủ trương Nhất Kỷ Thanh Tu; có người cho rằng Âm Dương riêng rẽ nơi Nam Nữ, nên đề xướng Nam Nữ Song Tu. Những chủ trương sai biệt đó đã chia thành Ngũ Phái ở Trung Hoa (Nam Bắc, Trung, Tây, Đông Phái).

Nam Tông Phái chỉ những đơn gia theo chân Trương Bá Đoan.

Phái này chủ trương: Tiên Mệnh, Hậu Tính theo truyền thống nội đan mà luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn hư, lại thâm cứu Thiền Học, và muốn Liễu Triệt Tính Nguyên.

Về phương thức Tu Hành lại chia thành Thanh Tu và Song Tu hai phái.

Thanh Tu là phái của Bạch Ngọc Thiềm (1194-1229). Bach Ngọc Thiềm theo tôn chỉ của Trương Bá Đoan, và giảng Đơn Đạo rõ ràng. Dạy Bế Tức (Nhịn Thở), dạy Tĩnh Định, dạy Vong Tâm, dạy tìm Chân Tâm, Nguyên Tính, và Chân Ý. Dạy dùng Chân Ý luyện hóa Tinh Khí Thần.

Bạch Ngọc Thiềm dùng một chữ Vong (忘) để luyện Tinh Khí Thần. Vong Hình Dưỡng Khí, Vong Khí Dưỡng Thần, Vong Thần Dưỡng Hư. Chia toàn bộ công phu Tu Luyện thành: Thái Thủ, Kết Đơn, Phanh Luyện, Cố Tế, Vũ Hỏa, Văn Hỏa, Mộc Dục, Đơn Sa, Quá Quan, Ôn Dưỡng, Phòng Nguy, Công Phu, Giao Cấu, Bất Hoàn, Thánh Thai, Cửu Chuyển, Hoán Đỉnh.

Phái Song Tu là của Lưu Vĩnh Niên và các môn sinh là Ông Bảo Quang, Nhược Nhất Tử, Trần Chí Hư (1290-?) chủ trương Chân Diên phải lấy bên phái nữ, còn các phép tu khác cũng giống Thanh Tu phái.

Bắc Tông Phái là do Vương Triết (Vương Trùng Dương) sáng lập. Phái của Ông còn có tên là Toàn Chân Phái. Ông có 7 đệ tử, ai cũng có môn phái riêng. Ông chủ trương Tiên Tính Hậu Mệnh, Trừ Tình Khứ Dục, Toát Tâm Thủ Niệm, Minh Tâm Kiến Tính. Bắc Tông chủ trương Thanh Tu, đề xướng xuất gia, khổ hạnh, cấm dục.

Từ đời nhà Nguyên Bắc Tông dung nhiếp Nam Tông và Lý Học. Cuối đời Minh, thì có Ngũ Thủ Dương (1574-1644), đời Thanh có Lưu Nhất Minh (1734-1821), Mẫn Nhất Đắc (1758-1836) xiển minh đơn đạo một cách rõ ràng.

Ngũ Thủ Dương viết bộ Tiên Phật Hợp Tông ngữ lục, và bộ Thiên Tiên Chính Lý Trực Luận sáng lập Ngũ Liễu Phái.

Lưu Nhất Minh là truyền nhân Long Môn Phái đời thứ 11. Mẫn Nhất Đắc cũng là truyền nhân Long Môn Phái đời 11. Ông viết rất nhiều.

Đầu đời Thanh còn có Vương Thường Nguyệt (1522- 1680), 159 tuổi, cũng thuộc Long Môn Phái, rất nổi tiếng.

Trung Phái tổng hợp Nam Bắc Phái, do Lý Đạo Thuần chủ xướng. Lý Đạo Thuần giảng giáo vào thời Tống mạt, Nguyên sơ.

Học Trò Bạch Ngọc Thiềm, Ông đề cao chữ Trung. Mục đóich của Ông là Trí trung Hòa vi nhất thân, thế là thành Tiên vậy. Trung tức là Huyền Quan Nhất Khiếu; Phật gia gọi là Bản Lai Diện Mục; Đạo gia gọi là Niệm Đầu bất khởi xứ; Nho gia gọi là: Hỉ nộ chi vị phát; Doãn Chân Nhân sư đệ gọi là Tính Mệnh chi căn, hay Vô Cực chi Chân Trung; Huỳnh Nguyên Cát gọi là Hoàng Trung trực thấu; Dịch Kinh gọi là Hoàng Trung thông lý. Đó chính là Giáo Ngoại biệt truyền.

Chủ trương của môn phái này rất hay và rất cao.

Doãn Chân Nhân sư đệ và Huỳnh Nguyên Cát (1271- 1355) cũng thuộc Trung Phái.

Đông Phái, do Lục Tây Tinh, (Lục Tiềm Hư) (1520- 1606) sáng tạo đời Minh.

Tên Lục Tây Tinh, tự Trường Canh, hiệu Tiềm Hư.

Thủa nhỏ học Nho, nhiều lần thi Hương không đỗ, bèn đi tu, lập môn phái riêng. Vì hoạt động tại vùng Giang, Triết nên xưng là Đông Phái.

Đông phái kỳ thực là một chi nhánh của Nam Tông, lấy Ngộ Chân Thiên làm căn bản. Gọi Khảm là Chân Khí, là Diên, là con gái, là Nguyệt. Gọi Ly là Chân Tinh, là Hống, là con trai, là Nhật. Như vậy, đơn đạo chẳng qua là Âm Dương mà thôi. Đó là thuyết Thủ Khảm Điền Ly. Như vậy, phái này chủ trương Âm Dương Nam Nữ song tu. Phái này chủ trương: Đồng loại tương hợp nhi thành, trúc phá trúc bổ, Nhân phá nhân bổ.

Có sách ghi khi Ông ẩn cư trong núi, Lữ Đồng Tân hiện ra và trú ở Bách Hải Thảo Đường của Ông 20 ngày và truyền thụ cho Ông đơn quyết. Ông tu luyện thêm 20 năm. Đến năm 1564, thì giác ngộ.

Ông viết nhiều sách: như Kim Đơn tựu chính thiên, như Chu Dịch Tham Đồng Khế trắc sớ, Nam Hoa phụ mặc, Lăng Nghiêm kinh Thuyết Ước v.v...

Ông chủ trương Nam Hoa Kinh tổ thuật Đạo Đức Kinh, và cũng chính là Phật Gia Bất Nhị Pháp Môn, và coi Lão Thích là một nhà.

Ông cũng chính là tác giả bộ Phong Thần Diễn Nghĩa.

Tây Phái do Lý Tây Nguyệt (Lý Hàm Hư) sáng lập đời vua Hàm Phong nhà Thanh (1851).

Môn phái này hoạt động tại Tứ Xuyên.

Tự xưng đã được Trương Tam Phong (đời Nguyên và đời Minh) và Lữ Đồng Tân (đời Đường) truyền đạo. Như vậy Trương Tam Phong và Lữ Đồng Tân đã chết từ lâu.

Về tu luyện, Lý Hàm Hư chủ trương Thanh Tĩnh tuyệt đối, nhưng đi vào chi tiết rất nhiều, không giản dị như Đông Phái. Ông viết nhiều sách như Đạo Khiếu Đàm, Tam Xa Bí Chỉ. v.v...

(Viết theo bài Nội đơn, trong Trung Quốc Đạo giáo, đệ Tam Quyển, tr. 330-336, Trung Quốc Đạo Giáo, Đệ Nhất quyển, Khanh Hi Thái, Đông Phương Xuất Bản Trung Tâm và Trung Hoa Đạo Giáo Đại từ Điển, Hồ Hoài Sâm).

alt

Lý Thiết Quải - Tranh Tề Bạch Thạch

Tp. HCM, ngày 27/09/2012
Ngọc Hải sưu tầm, Shaojia Zhuangzhu giới thiệu.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG