Login Form

Số Người Truy cập

04464480
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
411
692
2591
2817258
2591
21742
4464480

2024-12-05 10:22

Võ Thuật

THÁI CỰC – THI ĐÀM (其二)

THÁI CỰC – THI ĐÀM (其二)

 
DSC04245.JPG - 305.59 kB
“Thái cực” giúp, tâm thân thanh tịnh
Trí mẫn minh, tà bịnh chẳng xâm
Cửu lưu (1) cho chí, võ lâm
Giang hồ kim cổ, “quan tâm” nhân vì.
Trong “thái cực”, chẳng gì không có
Từ “Nhiếp sinh” (2), gõ mõ nhập Thiền (3)
Kỳ kinh bát mạch (4), tu Tiên (5)
Ngũ hành, Võ thuật…, liên miên, chất chồng.
1234.jpg - 54.63 kB
Luyện thái cực, đả thông Kinh lạc (6)
Giống hạ về, cánh vạc nghiêng chao
Huyết lưu, cơ thể, chỗ nao
Khác chi thấy mẹ, hiện vào, giấc mơ.
Thân thể nhược, vật vờ, ốm yếu
Ngày bỏ ra, chút xíu, thời gian
Khởi công – khuây nỗi cơ hàn
Thế thu – thân thể, đọng tràn sức xuân.
Tp.HCM, ngày 20.2.2021
Shaolaojia_Thiều ngọc Sơn
——————–
Chú thích:
(1). Cửu lưu: Còn gọi là Tam giáo cửu lưu, chỉ 3 tôn giáo lớn trong xã hội phong kiến TQ xưa là Nho, Đạo gia và Thích (Thích Ca Mâu Ni) cùng các tông phái học thuật thời cổ. Cửu lưu gồm: Nho gia (đạo do Khổng Tử sáng lập); Đạo gia (Lão Tử sáng lập); Âm dương gia; Pháp gia (Thương Ưởng, Tử Sản, Lý Tư, Hàn Phi, Thân Bất Hại); Danh gia (Chuyên biện định Danh và Thực, nặng về lý luận, nhiều khi trở thành ngụy biện như Công Tôn Long chủ trương “ngựa trắng không phải là ngựa, đá cứng không phải là đá”. Các đại biểu chủ yếu của phái này là Công Tôn Long, Doãn Văn, Đặng Tích, Huệ Thi v.v…; Tạp gia; Nông gia; Tung hoành gia (Thuyết khách, liên kết hoặc phân để trị. Đại diện là Trương Nghi, Tô Tần, Nhạc Nghị, Phạm Chuy, Mao Toại); Mặc gia [một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do Mặc Tử sáng lập. Nó phát triển cùng thời với Nho Gia, Đạo Gia, Pháp gia và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Tư tưởng chủ đạo của Mặc gia chủ yếu gồm: Giữa người với người bình đẳng, yêu quý lẫn nhau (Kiêm Ái), phản đối các cuộc chiến tranh với mục đích xâm lược (Phi Công), tôn sùng tiết kiệm, phản đối phô trương lãng phí (Tiết Dụng), coi trọng kế thừa các di sản văn hóa do người trước để lại (Minh Quỷ), tìm hiểu nắm giữ các quy luật tự nhiên (Thiên Chí)].
(2). Nhiếp sinh (攝生 ): Từ Hán Việt cổ về sau được thay thế bằng các từ Vệ sinh (như “Vệ sinh yếu quyết” của Y sư Hải Thượng Lãn Ông), dưỡng sinh (phép rèn luyện tu dưỡng, bảo trì thân thể ta hay kêu là dục dưỡng sinh). Nhiếp sinh, tiếng Hán có nghĩa là duy trì, giữ gìn, nuôi dưỡng… Vd: “Thiện nhiếp tăng thọ – 善攝增壽” – khéo bảo dưỡng thì thêm tuổi sống lâu.
(3). Gõ mõ nhập thiền: ý là trong thái cực quyền không chỉ có ý “thuận tự nhiên”, “vô vi” của bản môn (TCQ xuất phát từ Đạo gia) mà còn có cả triết lý từ bi hỷ xả của nhà Phật. Thông qua một loạt các chiêu thức “thuận tự nhiên”, luyện TCQ giúp ta sống chậm lại, suy ngẫm chậm, kín kẽ hơn và từ đó, có cách nhìn nhận, hành xử sự việc một cách nhân văn hơn…
DSC05226.JPG - 285.25 kB
(4). Kỳ kinh bát mạch: học thuyết Kinh mạch trong Trung Y. KKBM bắt nguồn từ sách Nội Kinh (Linh Khu, Tố Vấn, Nan Kinh), rõ nhất là trong Nan Kinh. KKBM ở đây ý muốn nói trong bộ môn Thái cực quyền, các chiêu thức không chỉ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa, tính chiến đấu tự vệ mà còn có cả tinh hoa dưỡng sinh thuật của bộ môn Y học cổ truyền TQ.
(5). Tu Tiên: Triết lý của Đạo Lão.
(6). Kinh lạc: là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân. Khí huyết lưu thông thì thân thể doanh nhuận, nhược không thông thì thân thể chẳng những khô khan, gầy gò, ốm yếu mà còn giúp bệnh tà xâm nhập.
 
 

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG