Login Form

Số Người Truy cập

04455826
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
177
1382
4799
2806914
15679
28301
4455826

2024-11-23 08:08

Khí Công - Dưỡng Sinh

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI LUYỆN CÔNG

             MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI LUYỆN CÔNG

Ở những bài trước, chúng tôi đã giới thiệu sơ qua giúp các bạn hiểu mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản cùng cách thức, trình tự luyện công. Tại phần này, chúng tôi chỉ trình bày một cách tóm tắt những vấn đề cần chú ý khi luyện công hay nói cách khác khi luyện công cần tuân thủ những vấn đề gì?.

-   Trước hết, muốn thành công phải tuân thủ một cách triệt để tam qui tức là phải có Tín tâm (đức tin), Quyết tâm và Hằng tâm (sự cần cù, tính siêng năng, lòng nhẫn nại…). Đây là ba nội dung bắt buộc đối với những ai chọn bộ môn Khí công liệu pháp để luyện tập, là môn qui, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để kén chọn đệ tử nhập môn.

Read More

 -   Thứ đến là nguyên tắc “An nhiên tự tại” hay “Tùng tĩnh tự nhiên”. Như đã trình bày ở các phần trên, luyện Khí công thực chất là luyện Thần. Khi bạn đã qua ải Tam qui thì nguyên tắc này là tối quan trọng, nó quyết định đến toàn bộ sự thành công của bạn. Vì vậy, bạn phải rũ bỏ các tạp niệm để bước vào luyện công với tinh thần lạc quan và sự tin tưởng. Tâm phải thật tĩnh, tâm càng tĩnh thì tinh thần tập trung vì thế mà hiệu quả luyện tập càng cao.

-    Nội ngoại tương hợp, động tĩnh kiêm tu: cần có kết hợp một cách chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau giữa nội và ngoại. Nội là trong, là ý niệm, là tư duy ý thức; Ngoại là ngoài, là ngoại cảnh, là biểu hiện hình thức bên ngoài như cử động của chân tay, tư thế của thân người. Giữa tư tưởng và hành động phải có sự ăn khớp với nhau tránh tình trạng ông nói gà bà nói vịt, suy nghĩ một đằng lại làm một nẻo. Nội ngoại không tương hợp cũng đồng nghĩa với việc không tập trung tinh thần và như vậy, việc không thu được kết quả như mong muốn là điều không bàn cãi.

Luyện khí công có nhiều kiểu, nhiều cách, mỗi cách thức tập luyện lại có những phương thức qui định riêng. Nhưng dù luyện dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa, chung qui cũng chỉ có hai loại Động công và Tĩnh công. Luyện Động công không có nghĩa là toàn động mà là “thân tuy động, thần quý tĩnh”, thực chất của vấn đề nằm ở chỗ thông qua các cử động của tay chân để tập trung tinh thần, vì tinh thần phải tập chung (có ý thức) vào việc giám sát, điều chỉnh các động tác tay chân cho thật chính xác, thật phù hợp giữa tay chân với thân hình, hợp với hơi thở nên không có thời gian để quan tâm đến những chuyện không đâu, bởi vậy mà tinh thần lúc này thật sự rất tĩnh; Luyện Tĩnh công cũng vậy, tĩnh ở đây không có nghĩa là toàn tĩnh, chẳng làm gì, mà tĩnh ở đây là “tĩnh trung cầu động”. Tức nhìn về hình thức, thấy người tập có vẻ như chẳng làm gì, có vẻ chây lười, biếng nhác… trông vậy nhưng không phải vậy! Hơn lúc nào hết, lúc này người tập đang khống chế tư tưởng, tập trung ý niệm, kiểm soát hơi thở, điều chỉnh hơi thở, vận hành khí huyết lưu thông khắp hang cùng ngõ hẻm trong cơ thể theo trí tưởng tượng phong phú của mình… Động mà không động (động trung cầu tĩnh), Tĩnh mà không tĩnh (tĩnh trung cầu động) là như vậy.

-   Vấn đề thứ tư cần chú ý là “ý khí tương liên”: tiếp sau Điều thân là Điều tức, tức điều chỉnh hơi thở. Người xưa nói: “Tâm vi lệnh, Khí vi kỳ, Thần vi chủ súy”. Thần là chủ tể, là cơ quan đầu não, là bộ tổng chỉ huy, nơi ban phát hiệu lệnh, Khí như ngọn cờ, tâm bảo phất là phất, hô xung phong  là xông lên. Giữa tâm và ý, phải có sự nhất trí cao độ, ý thủ đan điền thì khí xuống Đan điền, ý thủ huyệt Dũng tuyền thì khí tại gan bàn chân đấy chính là dùng ý để dẫn khí (Dĩ tâm hành khí). Khi vận khí, hành khí, tụ khí, phóng khí, cần chú ý không để khí bị ngắt quảng đứt đoạn, có như thế khí huyết mới lưu thông, tinh thần phấn chấn. (súc nhi hậu phát, hà kiên bất tồi – tụ khí, dồn khí sau đó để mà phóng thì không gì có thể chống đỡ nổi, không gì là không gãy).

-    Vấn đề thứ năm “Luyện dưỡng tương kiêm”. Luyện tức là dưỡng, dưỡng để có sức mà luyện. Đây là vấn đề tưởng đơn giản và cũng không cần thiết phải diễn giải nhiều lời. Thế nhưng, thực tế thì ai cũng hiểu… chỉ một vài người không hiểu ! Trong Tố vấn/ Thượng cổ thiên chân luận nói: “Trung cổ chi thời, hữu chí nhân giả, thuần đức toàn đạo, hòa vu âm dương, điều vu tứ thời, khử thế ly tục, tích tinh toàn thần, du hành thiên địa chi gián …. Thử cái ích kỳ thọ mệnh chi giả dã, diệc qui vu chân nhân” (Thời trung cổ, có những bậc chí nhân đức đạo toàn vẹn, họ hòa vào qui luật âm dương, thích ứng với bốn mùa, bảo dưỡng thân thể, ly khai thế tục, chu du thiên hạ, họ tích tinh tồn thần … bởi thế tuổi thọ rất cao, đấy là bậc chân nhân). Rõ ràng, việc tu luyện không những phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản mà còn có những hiểu biết nhất định về qui luật của âm dương ngũ hành, qui luật của thời tiết… lại  phải biết khi nào thì luyện, khi nào thì không? Đơn giản và dễ hiểu như khi bụng lép kẹp mà luyện công thì không tốt, vì sao? Vì khi đói người ta chỉ nghĩ đến ăn chứ chẳng nghĩ đến thứ khác! Ngoài ra, việc tập luyện phải có giờ giấc, phải điều độ tránh quá sức, phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp…

-    Cuối cùng là nguyên tắc “Tuần tự tiệm tiến”. Cái gì cũng có thủy có chung, người tập cần phải tuân thủ theo trình tự, tránh tình trạng nóng vội, tư tưởng cầu toàn, dễ ảnh hưởng đến toàn cục.

Trên kia là những nội dung cơ bản, cốt cán dành cho người luyện công, ngoài những nội dung trên, người luyện công cũng cần biết một số tình huống có thể xuất hiện trong lúc luyện công như:

-   Khi luyện công nước miếng ra nhiều, thậm chí rất nhiều, không nên khạc nhổ mà hãy nuốt xuống bụng. Vì sao? Một là khạc nhổ làm mất vệ sinh, mất mỹ quan, không tập trung, khí bị đứt đoạn (khi nhổ phải mở mắt, nín thở); thứ hai là trong nước bọt có rất nhiều men tiêu hóa, nó có nhiệm vụ tiêu hóa lượng tinh bột trong dạ dày, làm nhuận tràng, giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tóm lại, việc nuốt nước bọt chỉ có lợi mà không hại.

-   Khi mới luyện, thường có cảm giác khó chịu, hoặc đau nhức, có người còn có cảm giác như có kiến bò trong người, lại có người cảm giác như bệnh nặng thêm… đây là những dấu hiệu bình thường không đáng quan ngại. Do bản tính của con người là ưa hoạt động, nay bỗng dưng lại ngừng hoạt động, phải đứng lâu hoặc ngồi yên một chỗ nên mới xuất hiện những dấu hiệu trên. Mặt khác, có người cảm thấy bệnh nặng thêm, cảm thấy buồn buồn như có kiến bò là vì khi luyện công, dưới sự tác động có ý thức của thần kinh, khí huyết lưu thông, tinh lực dồi dào… hiện tượng trên sảy ra chứng tỏ việc luyện công đã phát huy tác dụng, đã có những tác động đến những tổn thương trong cơ thể. Đó là việc đáng mừng.

-    Sau khi luyện công, khả năng ngủ của một số người sẽ giảm, nhưng vẫn không có cảm giác thèm ngủ. Nguyên nhân là khi ta ngủ, các cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động mang tính cầm chừng, não bộ cũng vậy. Lúc này cơ quan trung ương cũng gần như giải thể, chỉ còn một số bộ phận hoạt động mang tính cầm chừng, việc nghỉ ngơi này đã giúp cho các đoàn thể, ban ngành hữu quan có cơ hội phục hồi năng lượng cần thiết kiểu như “sau mưa trời lại sáng” một cách mau chóng. Việc luyện khí cũng như thế, hít thở sâu, đều, hòa hoãn cộng với việc tập trung tinh thần chính là cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy, thực hiện chế độ một dấu một cửa nên sức khỏe hồi phục, tinh thần phấn chấn và vì vậy mà không có cảm giác buồn ngủ.

-    Đối với lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là nam giới, trong thời gian luyện công có thể thường xuất hiện tình trạng “di tinh”. Đây cũng chỉ là dấu hiệu bình thường, chớ bận tâm. Trong Trung y có câu “Tinh mãn tự dật” là tình trạng “tức nước vỡ bờ”. Tại sao? Vì rằng, khi luyện công tình trạng sức khỏe ngày càng được cải thiện, tinh lực không ngừng tăng lên tỉ lệ thuận với thời gian từng ngày. Bởi vậy mới có chuyện một số bạn trẻ bất đắc dĩ trở thành…. họa sĩ vẽ tranh trừu tượng.

Chúc các bạn thành công !

Shaolaojia.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG