Login Form

Số Người Truy cập

04454032
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
833
384
3005
2806914
13885
28301
4454032

2024-11-21 15:12

Võ Phái Khác

VÕ CÔNG VỊNH XUÂN PHÁI & NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG...

     Từ mấy chục năm nay, võ công Vịnh Xuân được truyền bá rộng rãi ở nhiều quốc gia. Thế nhưng sẽ không dễ dàng nếu muốn giới thiệu môn võ này qua một hệ thống kỹ thuật thống nhất tương tự như các môn Taekwondo, Karatedo,… Ở mỗi nơi, mỗi võ đường, dường như luôn xuất hiện những kỹ thuật không giống với các kỹ thuật truyền bá ở những nơi khác, võ đường khác, dù tất cả đều mang chung tên gọi Vịnh Xuân. Chính do đó, thay vì nêu ra một hệ thống kỹ thuật thống nhất người ta đã phải tìm tòi để nêu lên những đặc trưng của môn võ. Bài viết sau được phối hợp từ những tìm tòi của tác giả Jane Hallender, David Peterson, Enzo Verratti cùng một số ý kiến của võ sư Hoàng Chấn Lương, một môn sinh kề cận với chưởng môn Diệp Vấn trong thời gian dài nhất so với mọi môn sinh. Riêng võ sư David Peterson là thành viên của Câu Lạc Bộ Võ Thuật Trung Hoa tại Úc và là huán luyện viên trưởng tại đây.

NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG GIẢNG DẠY CỦA VÕ THUẬT PHÁI VỊNH XUÂN***

  • CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN:

    Nhìn chung, trong huấn luyện, mọi võ đường Vịnh Xuân Phái đều sắp xếp theo một chương trình 3 bậc là Sơ Cấp, Trung Cấp, Cao Cấp. Đây là chương trình do chính Chưởng Môn Diệp Vấn ấn định. Ba cấp huấn luyện này sẽ giúp các môn sinh lấn lượt nắm vững toàn bộ kỹ thuật của môn phái được tập hợp trong 4 bộ quyền phổ là Tiều Niêm Đầu, Nhị Tự Kiềm Dương Mã, Tầm Kiều và Tiêu Chỉ. Cũng do sự ấn định của Chưởng Môn Diệp Vấn, nội dung huấn luyện dánh cho mỗi cấp được phân định rõ như sau:

Read More

     - Sơ cấp luyện theo 2 quyền phổ căn bản là Tiểu Niệm Đầu và Nhị Tự Kiềm Dương Mã. Quyền phổ Nhị Tự Kiềm Dương Mã chỉ rõ 3 thế tấn căn bản là Chính Thân Kiềm Dương Mã (H.1), Trắc Thân Kiềm Dương Mã (H.2), Trực Tuyến Phiêu Mã (H.3). Luyện Nhị Tự Kiềm Dương Mã nhằm giúp võ sinh đạt căn bản bộ pháp vững chắc vừa có thể giữ thăng bằng tốt nhất vừa chuẩn bị cho việc tung các đòn đá sau này. Như mọi môn phái võ Đông Phương khác, môn phái Vịnh Xuân chú trọng rất nhiều việc luyện các thế tấn căn bản. Ba thế tấn trên còn được gọi tắt là Chính Thân Mã, Trắc Thân Mã, Trực Tuyến Mã.

     Quyền phổ Tiểu Niệm Đầu hướng dẫn về các thủ pháp căn bản là Bàng Thủ (H.4), Tản Thủ (H.5) và Phục Thủ (H.6). Trong rèn luyện ở bậc Sơ Cấp, các môn sinh chỉ luyện thuần thục cách ra đòn và làm chủ mọi bộ phận cơ thể khi ra đòn.

     - Trung Cấp tiếp tục ôn luyện 2 quyền phổ trên và học them quyền phổ Tầm Kiều với ý nghĩa chính là bắt được nhịp với các đòn đánh của đối thủ. Theo quan niệm chủ đạo của môn phái, sự lạc nhịp với các đòn đánh của đối thủ sẽ tất yếu đưa tới tình thế không thể đón đỡ, tiêu giải các đòn đánh. Cho nên, khi đã qua Sơ Cấp tức đã thành thục về thủ pháp và các thế tấn căn bản, cần đạt tiếp trình độ vận dụng, biến hóa các căn bản đó để tiêu giải mọi đòn tấn công. Quyền phổ Tầm Kiều sẽ giúp môn sinh đạt tới trình độ này bằng cách luyện tiến thoái mau lẹ trong khi phối hợp các đòn tay. Trong quyền phổ Tầm Kiều, môn sinh cũng khỏi sự rèn luyện các kỹ thuật đá. Riêng các kỹ thuật đòn tay tiếp tục biến hóa nhưng vẫn dựa trên 3 căn bản thủ pháp trong quyền phổ Tiểu Niệm Đầu. Chủ đích của việc rèn luyện ở Trung Cấp là tạo cho môn sinh khả năng tiêu giải mọi đòn tấn công và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phản công.

- Cao cấp dựa trên các thành quả đã thu hoạch để bước vào rèn luyện đòn thế tấn công bằng cách phối hợp thân pháp, bộ pháp, thủ cước tới mức tinh diệu và thần tốc nhất. Quyền phổ dành cho trình độ Cao Cấp có tên là Tiêu Chi3chu3 yếu giúp tạo khả năng biến hóa để hạ đối thủ ở mức độ hiệu quả nhất.

Chương trình huấn luyện và quyền phổ của môn phái rõ ràng khá đơn giản. Nhưng trên thực tế đã diễn ra trên một khung cảnh khá phức tạp.

  • NHỮNG SAI BIỆT HIỂN NHIÊN:

Võ sư Lương Đĩnh với tư cách truyền nhân của Chưởng Môn Diệp Vấn đã không tránh khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy bài Tầm Kiều được truyền bá tại Phật Sơn, Quảng Châu không hoàn toàn giống như bài Tầm Kiều được phổ biến tại Hong Kong. Tại Hong Kong, khi học quyền phổ Tầm Kiều, các môn sinh không hề được học cú đá thốc ngang còn tại Phật Sơn, các môn sinh học đủ cả ba cú đá thốc về trước, đá thốc nghiêng và đá thốc ngang. Sự kiện này diễn ran gay lúc sinh thời Chưởng Môn Diệp Vấn và người truyền bá môn võ tại Phật Sơn là võ sư Triệu Châu, một sư điệt của ông. Thêm nữa, thời gian đó, Chưởng Môn Diệp Vấn vẫn thường lui tới Phật Sơn nên chắc chắn ông phải biết rõ sự việc. Một sự khác biệt thứ hai là trong chương trình Cao Cấp, khi học quyền phổ Tiêu Chỉ, các môn sinh tại Hong Kong chỉ được học một kỹ thuật đòn chỏ đánh cắt thằng từ trên xuống với tên gọi là Cát Trửu hoặc Quải Trửu. Trong quyền phổ Tiêu Chỉ, kỹ thuật này được lặp lại tới 12 lần. Trong khi đó tại Phật Sơn, môn sinh được học 3 kỹ thuật cùi chỏ với tên gọi phân biệt là Cát Trửu, Quải Trửu, Bãi Trửu. Càng đặc biệt hơn là quyền phổ này do đích than Chưởng Môn Diệp Vấn hướng dẫn ở cả 2 nơi.

Theo võ sư David Peterson thì sự khác biệt còn diễn ra phức tạp hơn nhiều qua cách thể hiện từng kỹ thuật. Cùng một kỹ thuật thuộc về thủ pháp, mỗi võ đường có thể dạy theo một cách khác và không ai có thể xác định đâu là đúng, đâu là sai. Điều đáng kể là trên thực tế, Vịnh Xuân võ phái chưa đạt tới mức độ có hang trăm hoặc hang ngàn chi lưu như võ phái Thiếu Lâm. Hiện nay, đối với mọi môn sinh Vịnh Xuân thì Phật Sơn và Hong Kong vẫn được coi là những mái nhà chính và hai nơi này vẫn liên lạc mật thiết với nhau. Hơn nữa, nếu nhìn xa hơn về quá khứ thì cả Phật Sơn lẫn Hong Kong đều chịu chung sự chỉ đạo của Chưởng Môn Diệp Vấn nên vẫn có thể coi là một nhà. Vậy thì tại sao dưới cùng một mái nhà lại có những nỗ lực hoàn toàn khác biệt như vậy?

  • NHỮNG NỖ LỰC GIẢI THÍCH:

David Peterson đã nêu ra một số sự việc để giải thích về sự trạng phức tạp hiện nay của võ công Vịnh Xuân.

Theo David Peterson rất có thể mọi chuyện đã khởi đầu ngay từ thuở sinh thời của Vịnh Xuân Quyền Vương Lương Tán. David Peterson ngờ rằng chính Chưởng Môn đời trước của môn phái đã truyền bá 2 phiên bản khác nhau của cùng một kỹ thuật. Lý do của sự việc này không khó hiểu lắm. Bởi lẽ, tuy Lương Tán chọn Trần Hoa Thuận làm truyền nhân nhưng ông lại có hai người con trai là Lương Bích, Lương Xuân. Vì thế, để truyền nối tuyệt nghệ bản than, ông đã chỉ dạy cho con các kỹ thuật chính thống chiếu theo hiểu biết của mình. Đồng thời, do miễn cưỡng phải truyền dạy tuyệt nghệ cho người ngoài, ông đã cố tình đơn giản nhiều kỹ thuật khi truyền cho Trần Hoa Thuận. Trước mắt ông, Trần Hoa Thuận thực sự chỉ là một người có thiên bẩm về khả năng chiến đấu chứ không hẳn là một người biết suy nghĩ. Cho nên, những kỹ thuật mà Trần Hoa Thuận học được không phải chính truyền mà chỉ thể hiện đặc tính quyết liệt trong chiến đấu. Nhưng dù quyết liệt đến mức nào thì đó vẫn là một loại kỹ thuật Vịnh Xuân giản lược nên sau này Diệp Vấn vận dụng đã bị Lương Bích đánh bại dễ dàng. Sự việc trở nên rắc rối hơn khi chính Lương Bích lại truyền thụ võ công cho Diệp Vấn. Trong hiểu biết về võ công môn phái của Diệp Vấn vì thế không thể tránh khỏi có nhiều điểm sai biệt. Bởi, những điều Diệp Vấn học được ở Phật Sơn là những điều do Trần Hoa Thuận học được, còn những điều học được tại Hong Kong có thể là những kỹ thuật truyền thống.. Có lẽ vì nhận thức được những điểm khác nhau nên khi truyền thụ lại, Diệp Vấn đã đưa ra 2 phiên bản khác nhau của nhiều kỹ thuật. Phiên bản truyền dạy tại Phật Sơn chắc chắn trung thành với sở học của Trần Hoa Thuận và mang tính chiến đấu quyết liệt. Còn phiên bản truyền dạy tại Hong Kong đương nhiên theo sát với những gì đã học được từ Lương Bích.

David Peterson còn kể về một sự việc rất ít người biết liên quan trực tiếp đến võ sư Hoàng Chấn Lương. Hoàng Chấn Lương là môn đệ xuất sắc của Chưởng Môn Diệp Vấn đã từng trải rất nhiều cuộc giao đấu để phân định tài năng với đủ loại đối thủ. Trong một cuộc đấu như vậy, đối thủ của Hoàng Chấn Lương trong lúc rối trí vì tuyệt vọng đã hạ thấp một đầu gối đánh ngược lại một trái đấm. Hoàng Chấn Lương lập tức chuyển hướng đòn đấm này bằng kỹ thuật cầm thủ. Nhưng đòn đánh quá thấp nên thế cầm thủ của Hoàng Chấn Lương dù đẩy bật hướng đánh vẫn bị đập trúng vào đùi tạo một vết thương kéo dài. Sau khi hạ xong đối thủ, Hoàng Chấn Lương đã kể lại với sư phụ Diệp Vấn và thảo luận về vấn đề nhằm mục đích ngăn chặn sự thiếu hiệu quả của kỹ thuật cầm thủ. Sau cuộc thảo luận này, Chưởng Môn Diệp Vấn đã khuyên môn sinh nên vận dụng kỹ thuật kháng thủ thay thế cho kỹ thuật cầm thủ trong bài Tiểu Niệm Đầu. Cho tới lúc này, kỹ thuật kháng thủ chỉ được vận dung trong bài Tiêu Chỉ. Do nhận thức cả hai kỹ thuật đều quan trọng nên Hoàng Chấn Lương vẫn giữ kỹ thuật cầm thủ và tăng thêm kỹ thuật kháng thủ cho bài Tiểu Niệm Đầu. Vì vậy, các bài Tiểu Niệm Đầu do Hoàng Chấn Lương truyền thụ không giống với nhiều bài Tiểu Niệm Đầu khác.

Khi khuyên môn sinh dung kỹ thuật kháng thủ thay thế cho kỹ thuật cầm thủ, Chưởng Môn Diệp Vấn giải thích rằng kỹ thuật cầm thủ do Lương Bích truyền lại. Lương Bích vốn nhỏ con nên không cần vận dụng kỹ thuật kháng thủ là một kỹ thuật chặn đỡ thấp bằng cạnh ngoài cườm tay. Kỹ thuật này thường được Trần Hoa Thuận vận dụng bởi Trần Hoa Thuận cao lớn và thường bị các đối thủ nhắm đánh vào phần thấp trong cơ thể. Do truyền dạy tại Hong Kong, Diệp Vấn phổ biến kỷ thuật của Lương Bích nên bài Tiểu Niệm Đầu mới có kỹ thuật cầm thủ.

Lời giải thích trên ngoài tính xác nhận có sự khác biệt về kỹ thuật giữa Trần Hoa Thuận và Lương Bích còn cho thấy quan điểm của Diệp Vấn là đặt nặng vấn đề điều kiện chủ quan của môn sinh hơn là vấn đề hệ thống kỹ thuật truyền thống. Với quan điểm này chắc chắn chỉ một số nhỏ môn sinh được truyền dạy toàn bộ kỹ thuật môn phái còn những người khác phải tự tìm tòi để tăng thêm kiến thức. Từ đây, sự khác biệt gần như khó tránh bởi không thể có nhận thức đồng đều và hoàn toàn giống nhau giữa người này với người khác.

Như vậy, điểm chung nhất cho tất cả cá kỹ thuật Vịnh Xuân là gì?

  • LÝ GIẢI VỀ CÁC ĐẶC TRƯNG:

Phần lý giải này chủ yếu dựa vào ý kiến của võ sư Hoàng Chấn Lương. So với các môn sinh khác, Hoàng Chấn Lương dường như luôn ở sát bên Chưởng Môn Diệp Vấn, rất kính ngưỡng thầy và đã có nhiều cơ hội chứng kiến thầy biểu hiện những kỹ thuật tinh vi ảo diệu nhất.

Theo phân tích của Hoàng Chấn Lương, 3 đặc điểm chủ yếu của võ công Vịnh Xuân là trực tiếp, hiệu quả và đơn giản. Ba đặc diểm này có thể tìm thầy trong mọi kỹ thuật thuộc mọi trình đô nằm trong nội dung của tất cả 3 bộ quyền phổ của môn phái là Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều và Tiêu Chỉ. Nhận ra và hiểu rõ các đặc điểm này là cách hay nhất để rèn luyện hiệu quả của toàn bộ võ công Vịnh Xuân. Lý Tiểu Long là người đã đạt được hiểu biết về các đặc điểm này và triển khai vào môn võ Triệt Quyền Đạo do anh sang chế ra. Trên thực tế, khi rời Hong Kong, Lý Tiểu Long chỉ mới có một hiểu biết tương đối về các kỹ thuật Vịnh Xuân. Tuy nhiên, Lý Tiểu Long đã nhận ra các yếu tính cần thiết cho một nghệ thuật chiến đấu là trực tiếp, đơn giản và hiệu quả. Theo Hoàng Chấn Lương, Lý Tiểu Long đã nhìn ra điều trên qua chính những suy nghĩ, chiêm nghiệm trên những kỹ thuật Vịnh Xuân mà anh thu lượm được. Hoàng Chấn Lương cũng nói thêm rằng sự phác giác của Lý Tiều Long còn nhờ một phần vào kinh nghiệm giao đấu mà bản than anh trải qua rất nhiều. Khi Lý Tiểu Long trở lại hoạt động điện ảnh tại Hong Kong, anh vẫn thường gặp gỡ võ sư Hoàng Chấn Lương để cùng thảo luận về võ thuật. Hoàng Chấn Lương nhìn nhận rằng Lý Tiểu Long đã khám phá ra rất nhiều quan niệm căn bản của môn võ Vịnh Xuân. Hoàng Chấn Lương cho rằng đối với võ công Vịnh Xuân, những quan niệm căn bản này quan trọng hơn bất kỳ một kỹ thuật thể chất nào. Bởi, kỹ thuật có thể chuyển đổi tùy theo các điều kiện thực tế, thậm chí thêm bớt, nhưng các quan niệm luôn cung ứng cho người rèn luyện một hướng nhắm chắc chắn nhất để hình thành toàn bộ hệ thống kỹ thuật chiếu theo điều kiện riêng của mỗi cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định.

Hoàng Chấn Lương diễn giải: “Giống như ngôn ngữ, võ công Vịnh Xuân khởi đầu với các kỹ thuật trong Tiểu Niệm Đầu tương tự các mẫu chữ cái để giúp học sinh tạo ra lời và câu , mở lối cho tham gia các câu chuyện theo lối tự nhiên đối đáp với người đối diện thế nào cho hay ho và hữu hiệu. Tiếp nối là các kỹ thuật trong Tầm Kiều có mục đích cung cấp các khóa để tìm kiếm và duy trì nhịp cầu nối với người đối diện. Sau hết, tương tự nấc thang thứ ba trong giáo dục, quyền phổ Tiêu Chỉ soi tỏ yêu cầu truy tầm và nhận rõ các điểm yếu nhược hoặc các vấn đề còn tiềm ẩn nơi người đối diện. Quyền phổ Tiêu Chỉ điểm thẳng vào chỗ cần thiết phải phá bỏ quy luật hoặc tuân thủ triệt để mọi quy luật. Qua việc rèn luyện kỹ thuật Trì Thủ, môn sinh Vịnh Xuân học vận dụng những hiểu biết và tài năng hoàn toàn tự do để triển khai ngôn ngữ Vịnh Xuân với cac yếu tố bất biến là Trực Tiếp, Hiệu Quả và Đơn Giản”.

Cách nhìn này có thể giúp mọi người vượt khỏi tình trạng phức tạp vì có quá nhiều sự khác biệt trong kỹ thuật Vịnh Xuân để tạm hình dung ra một số nét phác họa về võ công môn phái này. Tuy nhiên sẽ không hẳn là dễ dàng nếu phải trả lời thêm những câu hỏi đại loại: Tính Trực Tiếp, Đơn Giàn và Hiệu Quả thể hiện như thế nào và qua các kỹ thuật nào?

Tạm thời, chúng ta hãy dừng lại ở những nét phác họa tổng lược này.

Trần Chí Hoàng Anh sưu tầm, Thieugia biên soạn và trân trọng giới thiệu.

*** Bài viết đã được giới thiệu trên THVT, xuất bản năm 1995. Tựa đề do Thieugia đặt lại.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG