Login Form

Số Người Truy cập

04453864
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
665
384
2837
2806914
13717
28301
4453864

2024-11-21 13:01

Chuyện Làng Võ

KHỔNG TỬ DỤNG KIẾM THU PHỤC TỬ LỘ Khổng Tử và Lão Tử là hai nhà hiền triết vĩ đại thời “Xuân thu chiến quốc”, là những người có ảnh hưởng vô cùng to lớn và xuyên suốt trong lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa. Không những thế, tư tưởng và nhân sinh

Kinh kha là một trong những thích khách nổi tiếng nhất trong lịch sử của đất nước Trung Hoa. Từ xưa đến nay, người ta thường thần thánh hóa hình tượng Kinh Kha và gán cho Kinh Kha là người có thân thế phi phàm, võ công trác tuyệt. Thế nhưng theo chúng tôi, vị thích khách này nếu nói về tinh thần quả cảm, tinh thần “Vị quốc quên thân” thì quả không dám lạm bàn, thật xứng đáng cho hậu thế tôn thờ nhưng nếu nói về võ công thì chúng tôi dám chắc Kinh Kha không phải là người “Thân hoài tuyệt kỹ” như trong fim ảnh xưa nay mô tả hay nói cách khác, Kinh Kha không giỏi võ.

dsc02520

  Kinh Kha hành thích Tần vương

Lần theo sử ký:

Trước một nước Tần hùng mạnh và đang có dã tâm gặm nhấm các quốc gia láng giềng. Vua tôi Lục quốc là Tề, Yên, Triệu, Sở, Ngụy và Hàn đã liên tục mở các cuộc hội nghị nhằm đàm phán và tạo thế liên kết với mục đích là chống lại Bạo Tần. Nhiều sáng kiến nhằm cứu vãn tình thế đã được đưa ra, âm mưu ám sát người đứng đầu nước Tần cũng đã được tính đến. Và hàng loạt vụ hành thích Tần vương đã được các thích khách của các nước thực hiện ngay trên đất Tần. Trong số này cũng phải kể đến vụ hành thích hụt Tần vương của thích khách nước Hàn là Trương Lương. Sử ký chép rằng Lương vì giận Tần cướp mất nước Hàn của mình (Lương người nước Hàn, Tổ tiên nối đời làm tướng quốc) nên đã nổi giận đem toàn bộ gia sản tìm thích khách quyết chí giết Tần. Sử Ký chép: Tần Thủy Hoàng đi chơi miền

 

Read More

Đông, Lương cùng với người thích khách rình đánh Tần Thủy Hoàng ở bãi cát Bác Lãng, đánh nhầm phải xe tùy tùng. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai người lùng khắp thiên hạ cốt bắt cho kỳ được Trương Lương. Lương bèn đổi họ và trốn tránh sang đất Hạ Bì. Về sau ông chính là một mưu thần nổi tiếng, người có công kiến lập nhà Hán và được Hán cao đế phong tước gọi là Lưu Hầu.

Kế tục sự nghiệp của Trương Lương chính là vị thích khách Kinh Kha nổi tiếng trong lịch sử Thích khách Trung Hoa… Vụ án mạng nổi tiếng này xảy ra vào năm Tần Vương Chính thứ 20 (năm 227 tr.CN).

Tóm tắt diễn biến vụ án: Kinh Kha bỏ đầu Phàn Ư Kỳ vào hòm niêm phong lại (Phàn Ư Kỳ là tướng nước Tần vì đắc tội với Tần Vương phải bỏ chạy sang nước Yên) rồi cầm theo tấm địa đồ đất Đốc Cang để lên đường sang sứ nước Tần... Tần vương nghe nói cả mừng bèn mặc áo chầu, đặt lễ Cửu tân (Cửu tân là lễ ngoại giao rất long trọng khi xưa, trong buổi lễ có đến chín người chiêu đãi, kế tiếp nhau phục dịch) để tiếp kiến sứ giả nước Yên ở cung Hàm Dương. Kinh Kha bưng đầu Phàn Ư Kỳ, Tần Vũ Dương bưng tráp đựng địa đồ lần lượt dâng lên (Tần Vũ Dương là dũng sĩ nước Yên- theo sử ký mới mười ba tuổi, giết người không ai dám trừng mắt nhìn). Khi tiến đến bệ, Tần Vũ Dương run sợ biến sắc mặt, các quan lấy làm lạ. Kinh Kha quay lại cười Tần Vũ Dương rồi tiến lên xin lỗi, nói:

-  Nó là kẻ mọi rợ ở phương Bắc, chưa hề trông thấy Thiên Tử, cho nên run sợ. Xin Đại vương tha thứ để cho nó được làm tròn bổn phận của sứ thần trước mặt Thiên Tử.

Vua Tần bảo Kinh Kha:

-  Đưa địa đồ Vũ Dương cầm đó lên đây.

Kinh Kha liền cầm địa đồ dâng lên. Vua Tần mở địa đồ. Khi giở hết địa đồ thì cái chủy thủ(như dao găm bây giờ) hiện ra. Kinh Kha liền tay trái nắm lấy áo vua Tần, tay phải cầm chủy thủ chĩa vào người (hành động của Kinh Kha không dứt khoát, thủ pháp không nhanh nhẹn). Đao chưa đến người, vua Tần sợ hãi vùng đứng dậy. ống áo đứt, vua Tần tuốt kiếm, kiếm dài, vua nắm lấy bao kiếm. Lúc bấy giờ hoảng hốt, kiếm lại chặt nên không rút ra được ngay. Kinh Kha đuổi theo vua Tần, vua Tần chạy quanh cột trụ (vua trang phục thường rườm rà, nên không nhanh nhẹn vậy mà Kinh Kha cũng không thể nào đuổi kịp, chứng tỏ thân pháp của Kinh Kha có vấn đề, không linh hoạt). Các quan luống cuống, gặp lúc hoảng hốt đều mất hết vẻ mặt lúc bình thường. Theo phép nước Tần, các quan chầu trực ở trên điện không được cầm một tấc binh khí. Các Lang Trung cầm binh khí đều đứng sắp hàng ở dưới điện, nếu không có chiếu gọi thì không được lên. Bấy giờ đang lúc gấp, không kịp gọi những người cầm binh khí ở dưới. Vì vậy Kinh Kha đuổi theo vua Tần, các quan cuống quýt không có gì để đánh trả lại, chỉ lấy tay mà đánh Kinh Kha. Lúc bấy giờ viên thầy thuốc đứng hầu tên là Hạ Vô Thư lấy túi thuốc cầm trong tay ném Kinh Kha. Vua Tần đang chạy quanh cột vẫn cuống quýt (chi tiết này đủ cho thấy Tần Thủy Hoàng cũng rất dốt về võ chứ không riêng gì Kinh Kha và cũng không giống một Tần vương thân thủ phi phàm như ta thấy trong fim) chưa biết làm thế nào. Tả hữu kêu lên:

       -   Nhà vua mang kiếm sau lưng.

dsc02529

        Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Vua Tần đưa tay ra sau, tuốt kiếm đánh Kinh Kha, chặt đứt bắp vế bên trái. Kinh Kha què bèn cầm chủy thủ ném vua Tần. Ném không trúng (lại thêm một chi tiết rất đắt giá phản ánh rõ nét nhất về thủ cước pháp của Kinh Kha, cứ cầm dao chạy theo, không hề có phản ứng của quyền cước), trúng cái cột đồng (ngày nay trong các bức họa Kinh Kha thích Tần đều vẽ cây chủy thủ ghim vào cột là thế). Vua Tần đánh lại Kinh Kha, Kinh Kha bị tám vết thương tự biết công việc không xong bèn tựa vào cột mà cười, ngồi xổm mà mắng:

-   Việc này không xong chỉ vì ta muốn để cho nó sống (lời nói rất ngạo mạn, khoác lác) mà uy hiếp nó lấy cho được giấy cam kết để đưa cho thái tử.

Lúc bấy giờ tả hữu tiến lên giết Kinh Kha. Vua Tần hoảng hốt một hồi lâu, sau đó bàn công lao thưởng cho các quan và trị tội theo thứ bậc. Cấp cho Hạ Vô Thư hai trăm cân vàng, nói:

-   Vô Thư yêu ta nên cầm túi thuốc ném Kinh Kha…

Thông qua một số mẩu chuyện về thích khách như Chuyên Chư, thích khách Dự Nhượng, Nhiếp Chính v.v. được ghi nhận trong sử ký, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng đây chỉ là lớp người chuyên sống dựa vào sức khỏe và tài đao búa (tương tự như lính đánh thuê ngày nay), nhưng lại được các bậc vương tôn, quốc thích, các bậc hào phú trong xã hội đặc biệt ưu ái và được đối đãi như bậc Thượng khanh (chức quan cao cấp thời xưa, tương đương với tướng quốc, cỡ ngang bộ trưởng bây giờ). Họ cũng giành được nhiều sự kính trọng của các giới nho gia, nhân sĩ và các tầng lớp khác trong xã hội[1].

Và chúng tôi cũng có thể kết luận rằng Các Hiệp khách xưa khi hành hiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chiến đấu của bản thân là chính. Chính vì thế mà chúng tôi nói rằng: bản thân Kinh Kha không giỏi võ, chỉ có bản lĩnh thôi, thân pháp và thủ pháp đặc biệt là đao pháp (Chủy thủ là loại dao như dao găm ngày nay) không lấy gì làm linh hoạt, nhanh nhẹn nên không giết nổi Tần Vương......

 Australia, ngày đầu năm 2012
Bài Viết của Nguyễn Đức Ngọc Phương


[1] Sử ký chép : Hôm thích khách Dự Nhượng chết, các chí sĩ nước Triệu nghe tin đều sụt sùi. Còn hôm tiễn Kinh Kha sang Tần để "Hành thích Tần vương": Thái tử và tân khách biết chuyện đều mặc áo trắng để tiễn. Đến sông Dịch thủy, sau khi làm lễ tiễn hành, Cao Tiệm Ly gảy đàn trúc, Kinh Kha theo nhịp mà hát điệu biến chủy (cung, thương, giốc, chủy, vũ, gọi ngũ cung).

               风萧萧兮易水寒

               壮士一去兮不复还

Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn

                       Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn

Dịch nghĩa thơ :

Gió hiu hiu hề, sông dịch lạnh ghê

Tráng sĩ ra đi hề, không còn trở lại.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG