Login Form

Số Người Truy cập

04456162
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
7
506
5135
2806914
16015
28301
4456162

2024-11-24 00:19

Thiều Gia Tạp Sự Lục

THÌ RA … LÀ THẾ!

Hôm sinh nhật của Phạm Thái Hòa (đại đệ tử của Thiều gia quyền), thầy trò lớp thái cực Thiều Gia sau khi tập xong bèn hò nhau đi nhậu.

Vừa quẹo vô đường Bạch Đằng một đoạn. Từ trong “Dung Hòa tửu điếm” lao ra mấy tên tiểu nhị, vừa dang tay, vừa đon đả chào mời:

-         Khách quan! Mời vào tệ quán.

 

Tam Thanh nhanh nhảu vào trước và chọn ngay gian phòng bên phải – gian phòng này trước nay thầy trò vẫn hay ngồi – gian phòng hôm nay trông có vẻ như vừa được tân trang sửa chữa. Tam Thanh đang sắp xếp ghế để mời mọi người vào thì một tiểu nhị ngăn lại, nói:

-         Khách quan, mời sang gian kế bên!

-         Ngồi phòng này, ngồi phòng này! Tam Thanh giọng cương quyết.

-         Khách quan, bà chủ mời các vị sang phòng bên!

Read More

 -         Vì sao thế? Giọng Thái Hòa có vẻ gắt gỏng.

-   Tiểu nhân không biết. Vừa rồi khi thấy các vị vào, bà chủ có nói sắp xếp cho các vị ngồi ở phòng bên – tiểu nhị nói.

-         Thầy ạ, Chúng ta cứ ngồi đây! Trần Quang Đạo nhẹ nhàng.

Tiểu nhị chạy đi đâu đó, một lát sau quay lại, nói:

-  Bà chủ nói “hôm nay phòng đó mới sửa, có treo ba tấm ‘tam đàm’ nên thỉnh các vị sang phòng bên ngồi nhậu”.

-         “Tam đàm” thì sao? một giọng quát khẽ.

-   Tiểu nhân không biết, chỉ biết bà chủ rặn nếu khách có hỏi thì cứ nói như thế, thế nào sư phụ của mấy người cũng biết.

Chỉ thấy Thiều sư phụ nhìn lên tường, đăm chiêu suy nghĩ, bỗng mắt sư phụ ánh lên tia tinh nghịch, hướng về tiểu nhị mỉm cười, nói:

-         Cứ ra nói: Bà chủ có “tam đàm”, thầy trò tôi đây cũng chỉ có “lục vị”.

dsc02360 dsc02364

          Lão Tử, Giáo chủ đạo gia và một buổi đăng đàn.

-         Xin các vị cứ tự nhiên – tiểu nhị sau khi thỉnh thị ý kiến bà chủ, chạy về nói.

Thủ tục mừng sinh nhật của Thái Hòa đã xong, rượu cũng đã được vài tuần. Không khí đang vui vẻ bỗng Trần Tịnh tò mò, hỏi:

-   Sư phụ, tại sao lúc nãy bà chủ nói phòng này có treo “tam đàm” nên không cho thầy trò ta ngồi nhậu, ý tứ là sao?

        Thiều sư phụ chỉ lên mấy bức tranh trên tường và giải thích:

-   Con xem, trên tường hôm nay có treo ba tấm tranh. Tấm sau lưng thầy, vẽ tùng và hạc gọi là “Tùng hạc trường xuân”; tấm này, vẽ sư tổ Đạt ma đang đứng, trên vai có một chiếc hài, tranh đó người ta gọi là “Đạt Ma qúa giang”; còn bức kia - thầy chỉ tay về bên trái - chính là bức “Khổng Tử giáo đồ” vẽ cảnh Khổng tử đang giảng bài còn các học trò thì đứng hầu hai bên. Đấy là lý do mà bà chủ không muốn cho chúng ta ngồi ở phòng này và vào hôm nay.

             dsc03847

                      Tượng của đức Khổng Tử

dsc03866

dsc02354

 "Khổng Tử giáo đồ" và cảnh bị cái hoạ "chặt cây" ở đất Tống

    dsc02366 

         Chân dung của Đạt ma tổ sư (Bodhidharma).

dsc03851

dsc03862

                                      ... ảnh sinh hoạt thường thấy của nhà sư.

-         Xin thầy nói rõ cho, bọn con không hiểu! Thanh Liêm đề nghị.

-   Nhìn “Tùng hạc trường xuân” ta thấy sự bao la, sự hùng tráng của vũ trụ, của giới tự nhiên, thể hiện ý trường tồn. Tranh cho ta cảm giác thư thái, thoải mái. Vì thư giản thường ngồi lâu, vì ngồi lâu dễ dẫn đến thơ phú (uống rượu sinh thơ) nên bức này còn gọi là “thi đàm”; Con người sinh ra từ thế giới tự nhiên, vốn hành động theo bản năng, không có chuẩn mực nhất định nên cần phải có bậc thánh nhân để chỉ dạy. Chính vì thế mà bên tả thanh long có treo bức tranh của đức Khổng tử đang giáo huấn học trò và vì vậy mà bức tranh được gọi là “lễ đàm”; bức còn lại vẽ hình Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã sử dụng khinh công lướt trên một chiếc hài để qua sông truyền đạo (nên chỉ còn một chiếc). Bức tranh đó dễ tạo cho người ta bàn luận đến võ công nên mới gọi là “võ đàm”. Bà chủ không muốn thầy trò ta ngồi vì sợ chúng ta ngồi lâu.

-   Ồ! Thì ra… nhưng vì sao bà lại đổi ý? - Tam thanh chen vào.

-   Vì thầy có nói: Bà có “tam đàm” thì chúng ta chả chẳng có “lục vị” đây là gì – thầy cười rất tươi và giải thích – Bà chủ biết thầy trò ta là dân võ. Vả lại, hôm nay lại là thứ ba, bà sợ ngồi lâu ngày mai không đi làm được. Thầy nói bà có “tam tranh” (ba bức tranh) ta có “lục vị” (sáu người) là vì: số ba (tam) là quẻ Ly (thuộc Hỏa), số sáu là quẻ Khảm (thuộc Thủy) hai quẻ hợp thành quẻ “Hỏa thủy vị tế” trong kinh dịch quẻ này có nghĩa là việc không thành. Vả lại, tam tranh với lục vị còn có ý ám chỉ sáu người giành nhau ba bức tranh thì thầy trò ta nhất quyết không làm. Lúc nãy thầy nói thế tức muốn chỉ việc bà lo lắng là không có cơ sở. Chính vì thế mà bà mới đồng ý để thầy trò ta ngồi ở phòng này.

-   Nhưng vì sao bà ấy lại biết? Mọi người nhao nhao hỏi.

Rất bí mật, mãi một lúc sau thầy mới nhúng nhẳng trả lời:

-         Vì bà ta … vốn là sư tỉ của thầy.

-         Ồ !!! Thì ra là thế! Mọi người đồng thanh.

Theo “Thiều gia tạp sự lục”.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG