Thiều Gia Tạp Sự Lục
Tản Mạn Chuyện... Quê !!!
Chiều, gặp một lão nông. Lúc trà dư lão kể "Bác điếu biết, trưa này em mới nhậu ngoài phố, nốc bia đến đứt mịa cả cúc quần phải lấy sợi bì gai (tức sợi giây đay mà ở quê người ta dệt thành các bao để đựng thóc, gạo) buộc lại để nhậu tiếp"...
Mình khoái chí cười, lão lại bẩu "Bác cười cái mịa gì, các bác trong Sài thành đừng tưởng bở, điếu là cái gì đâu? Em đây trông lèng mèng nhưng oách phết đới, rượu cứ gọi là mềm môi, ngày ba cử. Đcm, đời nhiều lúc như tiên !". Nói rồi lão cười... hô hố, trông rất chi là sảng khoái.
Ngẫm lão có lý, mình thân tuy nhàn hạ nhưng hổng có xiền, thành thử có nằm hả miệng ba ngày chả có con ruồi nào thèm đáp. Ở trong Nam, một tuần tửng lắm cũng chỉ được mỗi buổi CN, trong khi các lão ý ngoài này cứ đều đều ngày 3 cữ nâng lên hạ xuống. Hình dáng tuy có tí lèng mèng nhưng ở đời người ta vẫn quí cái "ấm cật" chứ nào ai thích tốt nước sơn (!).
Rất thèm được “ấm cật”!
Thèm được cười cái kiểu cười vô tư, hô hố như lão “Nông chi điền” !!!
2.
Có về quê mới thấy quê khác xưa ghê lắm. Cái gì cũng lạ lẫm, lạ từ chuyện mấy ông bà già cho đến mấy đứa gái còn lún phún sợi tóc mai.
Với các cụ, ngay từ khi chưa nhớn mình đã ghét, người thì cong queo, mặt hốc hác chẳng có sanh khí cái con mịa dzề. Đã thế, cụ nầu cụ nấy lại mắc mấy cái chứng háo danh, giáo điều, lễ nghĩa... Nhớ nhiều bữa, chẳng tội tình cái con mịa dzề vỡn bị nhéo tai, đá đít... vì can tội "sao thấy các ông" mà không chịu chào ! Mịa, phép nhà luật tục như thế là đúng nhưng mình có phải là đứa bất tiếu đâu, chẳng qua mắt tuy nhanh mà mồm lại chậm nên tiếng là thấy trước nhưng nào đã kịp chào. Lần nầu cũng thua, cay lắm nhưng nỏ biết làm dzề ! Mãi giờ mới biết các cụ hơn cũng cốt ở cái chỗ "sống lâu" !
31 năm nay về quê cũ, còn chửa nhận ra ai đã nghe "Mày về đấy hả Sơn !". Hô hô... mối hận mấy mươi năm tưởng một chiều ta xóa sạch, nào ngờ đâu lại cứ thua hoài. Tiếng nói nghe có vẻ già nua, người vẫn cong queo, lèng mèng, mặt hốc hác thế. Thế mà nay, các cụ vỡn mắt tỏ tai tường... Trong khi lũ trai làng xưa nay vạm vỡ, hùng khí mãn thiên, "hoành" là thế, thế mà nay thay nhau ra nằm ở nghĩa địa làng. Thật không thể hiểu lúc nào mình mới hơn các cụ ?!
Ý là các cụ, còn đám loai choai, cái lũ gà tơ mới nhớn ý. Các em nay tuy vỡn bé nhưng "khí" rất hoành. Hở một cái đã thấy chúng hô "Địt mẹ thằng tê !". Ngay như sáng hôm kia, trời mù sương mình nhìn người còn chưa tỏ thế mà tai nghe có đứa réo "Ố bay ơi, đít con tê trắng lắm bay ạ !". Hỏi mới biết vữa có một gái mặc váy cỡi xe đạp đi qua. Tuổi trẻ có khác, nhanh mắt ghớm, văn minh, tiến bộ. Tuy là chọc gái thôi nhưng vẫn đầy tính nhân văn !?
Ngay đứa cháu (4 tuổi) mới sáng sớm, khi khí trời còn lạnh ngắt nhưng vừa tụt khỏi giường nó đã nhào vào tìm cái thúng (ở quê tôi, Thanh Hóa ý cái gì người ta cũng đựng vào thúng, mủng thôi) rồi lôi ra đủ thứ từ siêu nhân, ô tô, thậm chí còn có cả mấy bộ bài. Khi bị mẹ quát, nó quay qua gắt "Mẹ có im đi không, không con không đi học nữa bây giờ". Chiều, đứa cháu hàng xóm qua chơi, hai đứa tranh nhau quả bóng chợt mình nghe "Địt cái con mẹ mi, răng mi lấy đồ chơi của tau...!!!".
Đất nước thái bình, xã hội văn minh nhưng văn minh như kiểu quê tôi thì kể cũng là lạ (!?).
Thôn Văn Bắc (Thanh Hóa), ngày 11.12.2013.
Zhuangzhu Shao
------------------------------------------
Ăn Cả Phần Con Trẻ (?!)
Năm vừa qua (2013) phần do làm ăn thất bát, phần bị lũ tham quan xà xẻo hết tiền khiến dân tình nhiều gia đình rơi vào cảnh lầm than, nhiều nhà không có tết.
Đứa em mình cũng thế, tết đến nó mua cho con được mỗi miếng vải che phía trên, còn phía dưới nó cứ để con nó tô hô như vậy. Bảo thì nó nói mấy lão tham quan ăn hết tiền của con em rồi...
Mịa, đúng là cái lũ tham quan, ăn hết cả phần con trẻ, ăn cả giày lẫn vớ.