Login Form

Số Người Truy cập

04455821
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
172
1382
4794
2806914
15674
28301
4455821

2024-11-23 08:07

Thiều Gia Tạp Sự Lục

TRUYỆN SƠN "BA BÚA" !!!

 CHUYỆN SƠN “BA BÚA, MỘT CHÀY” !

Tác giả: Vs Thiều Ngọc Sơn

qun i
Sơn "ba búa" khi còn trong quân ngũ (hình minh họa)

Trong dịp ra Hà Nội công tác (đầu tháng 12/2013 vừa qua), tôi tranh thủ tạt qua Hà Đông ghé thăm anh…, anh Sơn “ba búa”.

Read More

Theo chỉ dẫn, nhà anh ở gần cuối phố nhưng khi đến đầu ngõ rẽ thấy hàng quán ken kín khiến tôi không sao phân định được dãy nhà nào. Đang lần khần chợt thấy thằng bé cỡ mười bốn mười lăm đi lại nên hỏi:

- Cháu ơi! Cho chú hỏi nhà chú Nam Sơn là nhà nào thế nhể ?

- Chú hỏi ai cơ ? – thằng bé ngạc nhiên hỏi lại – Nam Sơn á ?

- Đúng đúng, chú hỏi nhà chú Nam Sơn, Lê Nam Sơn.

- Ở đây không có ai là Nam Sơn cả chú ạ.

Thằng bé lễ phép đáp.

- Ấy ấy… Khánh ơi! Chắc là ông Sơn “Ba búa một chày”, bố thằng cu Anh Minh đấy cháu ạ.

Tiếng bà bán nước chè đầu hẻm nói.

- Ba búa một chày ! Tôi ngạc nhiên.

- Chắc đúng đấy. Khánh! Cháu dẫn chú ấy vào, cái nhà có dàn hoa lý cổng xanh trong kia kìa. Ông ấy cũng vửa đi chợ về đấy.

- À, dạ vâng ạ – thằng bé chợt hiểu ra – để cháu dẫn chú vào. 

Nói rồi nó nhanh nhẹn đi trước dẫn đường. Tôi theo sau nhưng trong lòng rất thắc mắc, ngạc nhiên không hiểu sao người dân ở đây lại biết biệt danh “ba búa” của anh, đã thế họ còn phong thêm cho cho hai chữ “một chày” thành thử anh có cái hỗn danh thật hoành tráng!

- Cháu không biết ạ! Thằng bé phân trần khi nghe tôi gợi hỏi – lúc nãy chú bảo gặp chú Nam Sơn thì đúng là cháu không biết vì dân ở đây người ta kỵ húy, không kêu tên cúng cơm của cha mà toàn kêu tên con thay cho cha ạ. Anh Minh là con cả của chú ấy bởi vậy dân ở đây thường gọi chú là ông Minh hay bố thằng cu Minh chú ạ.

- À, thì ra thế ! Ủa mà sao lại gọi ông “Minh” là ông “ba búa một chày” ?

- Ba búa thì cháu không biết còn một chày thì…

Một chày

Đại khái theo thằng bé hôm ấy anh đi dự tiệc cưới về, thấy thằng An (em của Minh, con út của vợ chồng anh Sơn, nay 17 tuổi, học lớp 11) đang đứng trước giá mộc nhân luyện Vịnh Xuân quyền. Bình thường chắc chẳng có chuyện gì nhưng vì bữa đó có tí rượu lại nhìn thấy giá mộc nhân nên anh đem lòng ấm ức. Anh ấm ức không hẳn vì tiếc tiền đã bỏ ra non mười triệu mua mộc nhân cho con tập, mà anh ấm ức vì thằng An thuộc hạng người “sính ngoại”. Võ của cha (tức võ của CAND) tuy nó là môn sinh sau đẻ muộn nhưng đã được trui rèn trong lửa đạn của hai cuộc chiến tranh, vào sinh ra tử với nhiều chiến công… hay như thế mà nó chê, nó bảo võ gì mà khô khan như đít ngựa! Theo nó, võ là nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì có lúc phải cương mãnh nhưng đôi khi cũng phải ướt át lâm ly. Nó khoái cái phong cách của đám ủ su bên Tàu vì võ Tàu có lúc rất mãnh liệt, khi thì dịu dàng mềm mại mà đặc biệt là võ gì cũng có, từ võ chó cho đến võ mèo, võ xà võ vịt, võ tỉnh võ say… đại khái sài lang hổ báo thứ gì cũng có chứ không như cái võ của cha nó, khô khan cộc lốc. Nó không học. 

mc nhn 3

An chê võ của cha đòi học võ Tàu nhưng phái nào cũng chỉ theo được răm tháng nửa năm rồi lại dè bỉu đòi theo phái khác. Thành thử tuy vóc dáng to lớn và thường xuyên được cha phụ đạo nhưng quyền cước đánh đấm vẫn chẳng ăn nhập vào đâu. Đấy là nguyên do nhiều khi khiến anh ngứa mắt và thường hay xía vào việc tập luyện của con. Hôm ấy cũng vậy, sau khi giảng giải cho thằng con nghe về cái đạo của người luyện võ, anh kéo quần, giơ chân ra bảo thằng An : Đây mày xem, như bố mày đây, một đời luyện võ nay chân cứng như đá. Thằng An nghe bố nói biết chắc đã có mấy quai rồi. Nhẽ thường nó cũng không chấp bố nhưng nhìn xuống thấy cái ống chân gầy như xe điếu toàn lông đen xì thì bật cười. Bố thấy thế lại bảo mày không tin thì cầm cái chày thử đập mà coi. An nghe nói thế lại càng cười khẩy. Tưởng con không dám anh bèn thách thức Tao nói thật đấy, đập mà coi !.

mc nhn 2

Bấy giờ là những ngày gần tết, nhà đang gói giò chạy chợ. Sẵn cái chày giã giò thằng An cầm chày lên, phần vì tò mò muốn biết nội công của cha thâm hậu thế nào, phần cũng muốn gõ một cái thật đau để cảnh cáo cái tội hay nổ của cha ! Và… sự cố đã xảy ra. Đáng lẽ phang vào bắp chân như anh giao kèo nhưng khi giơ chày lên nó nhìn thấy mấy ngón chân của cha cứ ngọ nguậy như khiêu khích, gọi chào thế là nó đổi ý cầm chày gõ mạnh một phát vào các ngón chân. Chỉ thấy cha rú lên một tiếng rồi ngã vật ra sân. Cả nhà nháo nhào gọi taxi đưa anh đi cấp cứu. Kết quả bị bác sĩ cắt bỏ 3 ngón chân.

b bt
Kết quả bị bác sĩ cắt bỏ 3 ngón chân

Nghe Khánh kể, tôi cũng chợt phì cười… và thầm nghĩ, đúng là dân làng võ thô lỗ và cục cằn , gần 30 năm vẫn chứng nào tật ấy !?

Ba Búa

Hơn hai mươi năm trước anh là sỹ quan thuộc bộ phận huấn luyện của Trung đoàn tôi (thuộc lực lượng Cảnh sát đặc biệt đóng tại địa bàn Tp. HCM). Anh người Hải Dương, mặt vuông mày ngài, cao to kiện tráng, nước da bắc trắng hồng, trông anh chẳng khác nào tài tử đến từ Hồng Kông. Ăn nói tục tằn, bắt chước giọng Nam hở một tiếng là đù mịa, địk cha nhưng anh sống chân thành, tình cảm nên bấy giờ đám lính trẻ chúng tôi thường quí anh lắm lắm. 

Cũng xin nói thêm vào thập kỷ 80 thế kỷ cũ, cỡ sỹ quan đa tài lại điển tướng như anh thì gái Sài thành đeo như đỉa đói. Hổng biết anh hổng khoái gái tha phương hay hổng có duyên mà bao nhiêu em xinh em tươi chẳng lấy lại lấy ngay một gái người HÀ ĐÔNG họ Lý tên Thu Thảo. Chị lấy anh nhưng vì không nghề nghiệp nên bán nước mía trong khu Mả Lạng đường Cống Quỳnh (quận 1, Tp. HCM) và nguyên do, gốc gác của biệt danh “ba búa” gắn liền với “hậu vương” Thu Thảo (chị chỉ là cùng họ tên chứ không phải là Hoa hậu Lý Thu Thảo) hành nghề bán nước mía này như sau: 

c nhim
Anh là giáo viên dạy chiến thuật, võ thuật...

Anh là người đa tài, tuy là giáo viên dạy chiến thuật, võ thuật nhưng anh có cái lối đập bóng chuyền như ném gạch vào sân. Anh là cây cầu công trong đội tuyển bóng chuyền của Trung Đoàn, bóng anh đập rất lắt léo toàn găm trong vạch khiến đối phương chẳng biết đâu mà chắn. Anh không chỉ giỏi về bóng chuyền mà còn đặc biệt giỏi và am tường về triết lý võ công. Tính anh rất khỉ, chỉ khi có tí rượu ngà ngà anh mới nói những chuyện thâm sâu, nhiều điều áo bí, những chuyện thư hùng, những giai thoại võ lâm… khiến tôi vô cùng thích thú nên thường xuyên tìm mọi cách để được hầu rượu anh. Theo anh, học võ cũng giống như người theo nghiệp tăng ni, hay người muốn theo nghề làm linh mục. Tất cả đều phải có cái tâm, đức tín cùng với sự kiên trì, đó là điều kiện cần. Ngoài ra, người học võ cần phải dặc biệt chú trọng đến việc luyện tinh bổ thần, điều chỉnh khí huyết. Anh giải thích, tinh xung thì thần mãn, thần có mãn thời khí huyết thông sướng từ đấy mới dẫn đến tinh lực dồi dào. Luyện võ cốt ở chỗ đó, một khi tinh khí thần xung mãn thì mắt tinh quyền lẹ, quyền cước tự như, đó chính là quyết yếu của võ công. Cũng theo anh, người có võ công cao cường thì khi lâm trận, ngộ địch mà vận kình thời đao kiếm chém không đứt thịt; mâu thương đâm không lủng được da; mình đồng da sắt, chân cứng đá mềm, là bất khả xâm phạm…

cong an
Đặc biệt giỏi và am tường về triết lý võ công.

Bữa đó, nhân dịp lễ thành lập ngành (19/8). Cả Trung đoàn được phép đánh chén một bữa thật no say. Đám lính trẻ như chúng tôi như trâu xổ chuồng, lũ gà chọi xổ củi nên la cà chúc hết ban này sang bộ phận khác. Uống từ 11h trưa kéo nhau đi lòng vòng khắp doanh trại đến mãi 22h đêm khi nhòe nhoẹt mới chịu trở về phòng. Anh cũng bét nhòe, bí tỉ, vừa mò vào nhà thì bị chị chửi như té nước vào mặt, sẵn có tí men anh liền xáng cho chị vợ mấy cái tạt tai vì… can tội phỉ bang chồng. Theo lập luận của kẻ say, chị phỉ báng anh tức là phỉ báng người nhà nước, là phỉ báng chế độ?! Hành vi ấy là hành vi không thể chấp nhận bởi vậy cần phải nghiêm khắc trừng trị. 

Phần tức tối vì để kiếm tiền nuôi con, chị suốt ngày phơi nắng bán nước mía ngoài đường trong khi anh lại tối ngày ham vui nhậu nhẹt. Những tưởng nói ra thì anh tu chí nào ngờ lại bị đòn oan nên khi nhìn thấy cây búa để cạnh tường chị liền vơ vội tính hù dọa để anh thôi không được làm càn… Thấy chị cầm búa anh cậy mình võ giỏi, quát: 

- Á ! Đm con này, mày dám chống lại bố mày hử ?

Bị kích động chị trợn tròn mắt. Anh được đà hù tiếp.

- Đm, mày định đánh nhau với bố hả. Bố là bố đập chết mẹ mày bây giờ. 

Thấy chị đứng đơ người, tưởng chị sợ anh liền cúi xuống chìa đầu rồi bảo:

- Đây, đầu bố mày đây, tao thách mày đánh đấy!.

Đợi một lúc vẫn không thấy vợ đánh anh liền giục:

- Đánh đi, đm mày đánh đi… !

Chỉ thấy bộp… bộp… bộp… đúng 3 phát, sau đấy mọi người nghe đổ cái rầm (phòng anh chị hồi ấy ở sát phòng tập thể chúng tôi) rồi tiếng chị thất thanh la mọi người sang đưa anh đi cấp cứu. 

tot u
Đây ! Đầu bố mày đây, tao thách mày đấy !

Anh sẽ là người sĩ quan đa tài, tận tụy, một võ sư nổi tiếng nếu như không có cái đêm quá ư nông nổi và hồ đồ. Sau trận đó, đúng là anh nổi tiếng thật và cũng từ đó cái tên “ba búa” nó vận mãi vào cuộc đời anh. Đây cũng là lý do khiến anh phải chuyển ngành (lý do sức khỏe) để rồi cuộc đời đưa đẩy khiến anh phải về cư trú tại quê vợ HÀ ĐÔNG.

nm vin
Sơn "ba búa" đang điều trị tại bệnh viện 30-4

Kết:

Sau màn bắt tay chào hỏi, lúc trà dư tôi đem chuyện thằng Khánh kể cật vấn. Vừa nghe xong, anh gắt:

- Đcm, đứa nào nói thế? Đù má, bậy bạ hết sức. 

Tôi bật cười vì thấy tính anh vẫn thế, gần 30 năm nhưng cũng chẳng thay đổi được gì. Anh tuy làm toáng lên nhưng vẫn kịp chêm vào hai phương ngữ rất đặc trưng của người vùng Nam bộ. Đúng là dân “làng võ”: thô lỗ và cục cằn (!). 

Anh thanh minh, anh vì chén rượu nên khi thấy thằng An tập thì ngứa mắt, phần vì muốn chứng minh cho con thấy cái công lực thâm hậu của mình, phần vì tửu hứng (lại tửu) không kiềm chế nên anh tuột dép giở chân sút nguyên một cước vào cây mộc nhân. Chỉ nghe cái “rầm” mộc nhân không đổ nhưng chân anh thì be bét máu bởi vậy gia đình mới kêu taxi đưa anh nhập viện 198 của bộ Công an. Theo anh, đáng lý phải đá vào phần nệm trên cây mộc nhân và nếu có bầm cũng chỉ bầm ở chỗ xương ống chân nhưng do tửu nhập không căn chuẩn khoảng cách, đã thế lại phát hết mười phần công lực nên hậu quả mới nặng nề.

mc nhn
Đáng lý phải đá vào phần nệm...

- Đù má ! (lại tục tằn) Tuy anh ra Bắc cách nay cũng đã ngót 10 năm trời nhưng cái giọng “đù” của anh vẫn rất chi điệu nghệ – Chú điếu biết đâu, dân ở đây họ phịa chuyện giỏi lắm, một tấc lên trời !.

- Nhưng cưa chân là chuyện có thật à!

- Thật.

Anh khẳng định 

- Bị dập gẫy và phải tháo khớp 3 ngón chân nhưng là do bệnh tiểu đường. Tôi bị tiểu đường biến chứng týp 2 (tiểu đường nhiễm trùng nên tháo khớp). 

- Nhưng lúc anh thách thằng An đánh anh đã vận công rồi mà. Sao còn như thế?

Tôi thắc mắc.

- Mịa, chú ngu bỏ mịa. Tôi hỏi chú mình cũng loại người trần mắt thịt, máu đỏ da vàng chứ có phải tiên phật điếu gì đâu mà mình đồng ra sắt, chân cứng đá mềm… Lúc trước tôi chủ yếu khoác lác với các chú tí cho vui chứ đánh đấm điếu gì.

- Tại bác già, bác bệnh nên mới thế chứ như ngày trước thì đâu có như thế? 

Tôi vùng vằng vẫn không cho lời nói của anh là thật.

- Ha… ha… ha! Anh cười sảng khoái rồi tiếp – Xạo đấy ông ơi, các cụ xưa đã nói rồi “Song quyền nạn địch tứ nhân”. Mình có giỏi võ thì cũng chỉ đến một địch 4 đứa là cùng chứ lấy điếu đâu ra một lúc mà hạ gục luôn cả mấy chục người.

- !!! …

Nghe anh thanh minh tôi cũng muốn tin nhưng tôi cũng ngờ rằng anh đang “xạo” với tôi. Phàm ở đời cái gì đã có lần một thì thể nào cũng có lần sau. Trước anh đã “xạo” tôi thì bây giờ có khi anh vẫn đang “xạo”; trước kia anh đã từng dại dột khi cúi người rồi chìa đầu cho vợ đánh thì nay chuyện giở chân cho con phang vẫn có thể xảy ra.

“Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Tôi cũng rất muốn tin anh nhưng chuyện cháu Khánh kể ngẫm ra cũng "có lý" !.

Câu chuyện trên là chuyện hoàn toàn có thật. Thật đến 90% có sai chăng là sai Họ và địa chỉ nhà, đơn vị mà thôi. Và thưa các bạn, đến bây giờ tôi vẫn còn một điều rất áy náy, còn một câu mà tôi quên péng không hỏi là: "Nếu còn khỏe mạnh, và trong một tình huống cụ thể không biết anh có còn dám chìa đầu hoặc thò chân ra thách thức nữa không?". Theo các bạn, anh sẽ trả lời sao?

Tp. HCM, những ngày cuối cùng của năm 2013
Shaolaojia
-------------------------------------

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG