Chim Trời Cá nước
NỖI NIỀM TRƯỚC LÚC HY SINH CỦA NGƯỜI LIỆT SĨ TRƯỜNG SA *
Trong số 9 liệt sĩ quê Thái Bình hy sinh tại Gạc Ma, có liệt sĩ Trần Đức Thông, là trung tá, Lữ đoàn phó, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cao nhất tại chiến trường của đơn vị đã bảo vệ Gạc Ma năm 1988.
Chị Hà đang thắp hương cho bố và di ảnh của Liệt sĩ Trần Đức Thông
Đầu năm 1988, Lữ đoàn 125 Hải quân sử dụng 2 tàu HQ-604, HQ-505 chở theo gần 100 cán bộ, chiến sĩ ra các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đoàn công tác do trung tá Trần Đức Thông, lúc ấy là Lữ đoàn phó 146 chỉ huy. Lúc đang chuyển vật liệu vào xây dựng doanh trại trên đảo chìm Gạc Ma vào sáng sớm 14.3 thì các cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-604 phát hiện 4 tàu của Trung Quốc đang lao đến. Trung tá Trần Đức Thông ra lệnh cho thiếu úy Trần Văn Phương cùng 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh cơ động bằng xuồng máy, nhanh chóng vào bãi cạn đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc.
Tàu HQ 505 trước khi bị bọn Trung Quốc bắn chìm và kỷ vật của thiếu úy Trần Văn Phương !
Khi thấy ta cho lực lượng lên bảo vệ cờ, quân Trung Quốc đã cho lính trang bị đầy đủ vũ khí nã đạn vào các chiến sĩ đang bảo vệ đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương bị trúng đạn ngã xuống, lập tức chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh lao đến giữ vững lá cờ. Địch vội tăng cường thêm lính và vũ khí tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng tàu HQ-604 Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội ta chống trả quyết liệt. Thấy vậy, tàu địch dùng pháo lớn bắn cấp tập khiến tàu HQ-604 chìm xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, trung tá Trần Đức Thông và nhiều cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hy sinh.
Chị Trần Thị Thu Hà, con gái liệt sĩ Trần Đức Thông, hiện là cán bộ Công an tỉnh Hà Nam, cho biết: “Bố tôi hy sinh vào ngày 14.3, nhưng điều lạ là đến gần 1 tháng sau, đến tận tháng 4.1988, chúng tôi vẫn nhận được thư của bố tôi gửi về. Sau này chị em tôi mới biết, trước khi ra đảo làm nhiệm vụ, bố đã viết sẵn hàng chục lá thư, để lại đất liền dặn một chú cùng đơn vị là cách vài ngày lại điền ngày tháng vào thư để gửi về nhà cho mẹ và chị em chúng tôi. Bố muốn mẹ và chúng tôi thường xuyên nhận được thư để yên tâm công tác, học tập, khỏi lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy mà...”.
{flv}haichien{/flv}
Toàn cảnh những phút giây thiêng liêng của người lính.
Anh Trần Hoài Nam, em ruột chị Hà nghẹn ngào: “Tết năm ấy bố tôi về ăn tết, bố mang về cho chúng tôi rất nhiều ốc biển, san hô… Lần ấy về, trước khi đi bố dặn chúng tôi phải chịu khó học bài, chăm sóc mẹ chờ bố về, nhưng không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng của bố...”.
* Tựa bài do fang zi đặt.