Login Form

Số Người Truy cập

04456260
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
105
506
5233
2806914
16113
28301
4456260

2024-11-24 05:13

Chim Trời Cá nước

TIẾU LÂM, NHỮNG CHUYỆN HAY NHẤT: GIỜ MỚI KỂ...

ci

 CHUYỆN ĐỌC XONG: CẤM CƯỜI...

LỜI NHẮC NHỞ, CẢNH BÁO TỪ THIỀU GIA:
       Những câu chuyện dưới đây hoặc là do Thiều gia sưu tầm, biên soạn lại, hoặc là do tập thể các cây viết của Thiều gia sáng tác. Tất cả đều thuộc bản quyền của Thiều gia. Thiều gia chúng tôi chịu toàn bộ trách nhiệm về nội dung , tính xác thực của thông tin trước cơ quan pháp luật. Chính vì thế, Thiều gia chúng tôi yêu cầu:
       - Nghiêm cấm người vị thành niên, người chưa đủ 18 tuổi đọc.

tieu lam

Nghiêm cấm người vị thành niên...
Read More
       - Mọi sự sao chép, tán phát dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự đồng ý, cho phép của Thiều gia đều được coi là hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả, tác phẩm của Thiều gia.
       - Mọi sự tác động làm méo mó, sai lệch hay thay đổi cơ bản về nội dung của các bài viết đều là hành vi không thể chấp nhận và sẽ bị lên án, thậm chí sẽ bị Thiều gia khởi kiện trước cơ quan bảo vệ pháp luật.
       - Nội dung trong các bài viết không nhằm đả kích vào bất kỳ một cá nhân, đơn vị cụ thể nào và cũng chỉ mang tính trào lộng, giải khuây…
      Chính vì thế, nếu nội dung bài viết có thể làm cho một vài người nào đó khó chịu, phật lòng thì xin quí vị hãy thoát ra khỏi “chuyên mục” này và nhanh chóng tìm thú vui ở các chuyên mục khác.
       Thiều gia xin trân trọng cảnh báo trước với tất cả các quí vị !

-------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT:

SƯ PHỤ

Tác giả: Shaojiazhuangzhu sưu tầm và biên soạn

      Có một tay rất giàu, nhà ở thủ đô Hà Nội. Trong nhà hắn có nuôi một cặp chim két trông rất dễ thương, suốt ngày chúng quấn quýt bên nhau, có những cử chỉ thương yêu, ca hót và nói như giọng nói của người.
       Một hôm, có một nhà sư trong khi đi khất thực, do có quen biết nên đã ghé vào thăm, trò chuyện cùng lão nhà giàu. Vừa ló đầu vô cửa, nhà sư bỗng giật mình khi nghe tiếng người nói:
       - Có khách ! Có khách ! Có tiếng người nói.
       - Thầy anh đến kìa, thầy anh đến kìa ! Một giọng nữ cất lên.
dsc03851
Con chào sư phụ !
       Nhà sư dzáo dzác ngó xung quanh, rồi ông quay qua tính hỏi vị thí chủ. Nhưng chợt nghe:
      - Sư phụ ! Con chào sư phụ !
      Nhà sư quay lại và chợt nhận ra, tiếng người nói với nhau lúc nãy và tiếng chào mình chính là do đôi chim két. Ông rất thú vị và không ngớt bội phục vị chủ nhà đã dày công huấn luyện cặp chim két biết làm vui lòng khách, nhưng có điều ông cứ thắc mắc, làm sao đôi chim két lại biết ông là kẻ tu hành, là người nhà chùa mà gọi là... ?.
      Gã nhà giàu nọ, đỏ lừng mặt sau khi nghe vị chân sư nói ra những điểm còn thắc mắc của mình. Ấm ứ mãi, về sau lão giải thích:
      - Chả giấu gì thầy, con vốn chúa ghét cái khoản ba lăng nhăng. Chính vì thế, thầy xem - vừa nói lão nhà giàu vừa lấy tay chỉ chỉ vào con chim két - trên đầu con chim đực kia chỉ còn vài ba cái lông mao là vì..., hễ mỗi lần thấy nó "ba lăng nhăng" là con vặt một sợi lông trên đầu của nó. Chính vì thế, khi vừa nhìn thấy thầy, lại thấy đầu thầy trọc lốc (do đầu nhà sư không được phép để tóc), nên nó mới nghĩ bậy, kêu thầy là... "sư phụ" đấy ạ !.
      Nhà sư:
      - !!!!!!!!!!!
-------------------------------------------------------------------------
 
CÂU CHUYỆN THỨ 2
CHIM* & ĐẠI BÀNG ?!...
Tác giả: Shaojiazhuangzhu sưu tầm và biên soạn


       Có một bà nhà giàu, rất giàu nhưng tính tình keo kiệt. Vừa rồi, do nghi ngờ mình bị bịnh ở cái “vùng nhạy cảm”, khó nói thế nhưng, tuy trung tâm “da liễu” nằm ngay cạnh nhà nhưng bà không sang khám mà kiên quyết bắt Osin đưa bà xuống bịnh viên T, cách nhà đến 21km (nằm tuốt dưới Thủ Đức) để kiểm tra vì bà nghe dưới đấy tiền khám… chỉ có 20.000đ.
      Trước khi khám, vì đinh ninh chỉ có “ngần í/lượt” nhưng sau khi ngó tờ hóa đơn, bà đã tá hỏa khi thấy trên đó ghi riêng tiền khám… thôi cũng đã lên đến 240.000đ. “Của đau con xót”, bà nổi đóa lên vì cho rằng bịnh viện đã lừa bà, phần vì tiếc tiền, phần bị chọc quê nên bà móc điện thoại gọi ngay cho chồng (một quan chức quản lý lãnh vực Y tế trong đó có bịnh viện T).
     Chỉ mấy phút sau, “lịnh ông” có mặt. Bà đập bàn, la hét và cùng với “lịnh ông” dắt tay nhau kiên quyết đòi "làm việc" với bác sĩ trưởng khoa. Vừa nhìn thấy “lịnh bà”, không thèm liếc qua hóa đơn đo đỏ, vị bác sĩ trưởng khoa đã phán ngay một câu nói xanh rờn:
      - Dạ thưa xếp! Mấy đứa í (chỉ bộ phận thu ngân) chúng nó làm đúng đấy ạ.
      - Đúng là đúng thế nào, đồ làm ăn lấp liếm, quân lừa đảo. “Lịnh bà” nổi nóng.
      - Xin chị cứ bình tĩnh.
      - Bình tĩnh cái khỉ nhà bác – lịnh bà mất kiểm soát – rõ ràng ghi “khám chim” giá 20.000đ sao trong hóa đơn ghi 240.000đ ?.
      - Đúng ! Các anh cho kiểm tra ngay và kiểm điểm ngay việc làm này cho tôi. Quan ông chỉ thị.
      Liếc mắt xéo về phía “lịnh bà”, quay qua lịnh ông, vị bác sĩ hạ giọng:
      - Thưa anh ! Của chị nhà đâu phải là “chim”.
      - Láo ! Không phải là chim! Thế nó là cái gì?
      - Thưa sếp, nó không còn là chim mà nó là… “đại bàng” nên giá nó có hơi mắc ạ.
      - !!!.
------------------------------------------
* "Chim" ở đây là cách gọi khác của lớp trẻ để chỉ về Phụ khoa (cách gọi của Y - học). Từ "chim" nghe có vẻ văn minh hơn cách xưng hô theo lối... cổ truyền.

------------------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN THỨ 3

VÌ SAO ĐƯỢC 2 ĐIỂM ?!

Tác giả: Shaojiazhuangzhu sưu tầm, biên soạn.

      Một người làm nghề buôn bán ở khu vực Cầu Ông Lãnh (một điểm nóng về an ninh trật tự và tệ nạn xã hội trước đây), ông có đứa con học lớp 4 tại một trường "lệch chuẩn" trong thành phố, nhưng vì mưu sinh nên ông chẳng có thì giờ quan tâm đến chuyện học của con. Hết học kỳ một, giáo viên chủ nhiệm gửi thông báo kết quả học tập của "quí tử" về cho gia đình. Nhìn trong bảng xếp hạng thành tích học tập của con trai, thấy hai môn bị điểm ngỗng (điểm 2) ông nổi khùng, quát:
  - Tý ! Sao thể dục được 2 điểm?
  - Dạ. Vì trong giờ học thể dục cô giáo bắt con đứng một chân.
  - Một chân thì bị hai điểm à ? Ông cha vặn.
  - Dạ không ! Tại sau đó cô lại bắt con nâng nốt chân kia lên...

   Không để cậu con trai giải thích, ông mau mắn:
  - Đứng thế "đéo" nào được. Đứng bằng C à ?.
  - Vâng! Con cũng nói "y như thế"...

alt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thế đứng một chân...

       Ông "cha" gật gật cái đầu, ra chiều chia xẻ. Chợt ông quát:
       - Thế toán ! Toán sao cũng bị điểm 2 ?
       - Dạ... Tý ấp úng - tại cô hỏi con 2 + 2 = mấy?
       - Thế mày trả lời sao?
       - Dạ ! Bằng 4 ạ.
       - Thì đúng rồi, sao 2 điểm?
       - Tại vì sau đó cô lại hỏi...
       - Hỏi gì?
       Người cha nôn nóng.
       - Dạ ! Cô hỏi 2 x 2 = bao nhiêu ?
       - Thì cũng thế, khác đéo gì? Ông cha gắt toáng lên.
       Chỉ chờ có thế, Tý chen vào:
       - Vâng, con lại cũng nói "y như cha" vậy !.
       - ... ... ... ...

------------------------------------------------------------------------------
CÂU CHUYỆN THỨ 4
DŨNG CẢM & LỊCH SỰ

Tác giả: Shaojiazhuangzhu.

       Trong giờ học môn Giáo dục Công dân tại một trường “lệch chuẩn”, cô giáo hỏi:
       - Tèo, em đứng dậy ! Em cho cô biết thế nào là “dũng cảm” ?
       - Dạ thưa cô… Tèo ấp úng
       Cô giáo động viên.
       - Em cứ mạnh dạn phát biểu.
       - Dạ ! Thưa cô, “dũng cảm” là đéo sợ thằng nào ạ.

o s

Xin lỗi, không có cửa nhá! Đây đéo sợ thằng nào !

       - Tèo, em ăn nói cho cẩn thận – Cô giáo giận nhưng cố kìm giọng, nhẹ nhàng hỏi: Thế em có biết lịch sự là gì không? Thế nào là  “lịch sự” ? – Tèo cuống quýt:
       - Dạ thưa cô, lịch sự là…
       - Là gì ? Cô giáo giục.
       - Thưa cô, lịch sự là để “chim” ra ngoài ạ.
lich su
Lịch sự ...
       - Tèo !... giọng cô như không kìm được nữa, cô hét lên. Tại sao em nói thế?
       - Dạ thưa cô, giọng tèo vẫn nhỏ nhẹ, vì mỗi lần cả nhà ngồi ăn cơm *, hễ ba em ngồi để “hở chim” ra ngoài ** là y như rằng mẹ em lại nhắc: “Ba mày lịch sự nhể”, vì thế nên em mới biết đấy ạ.
       Cô:
       - … ?!... ?!.
----------------------
       * Xưa, khi ăn cơm thường ngồi dưới đất chứ chưa có bàn ăn lịch sự như bây giờ.
       ** Cách nay khoảng mươi năm, với một số người việc mặc quần silip, quần sịp hay quần lót nam, nhất là những người lớn tuổi thì việc mặc quần sịp là một việc làm rất khó chịu,chẳng khác gì phải đeo một thứ "cực hình".
---------------------------------------------------------------------------------
CHUYỆN THỨ 8.
“HÀNG KHỦNG” !?
Tác giả: Shaojia Zhuangzhu
       Câu chuyện dưới đây xảy ra cũng đã lâu, chính xác là vào những năm đầu, thập niên tám chục của thế kỷ 20…
Nội dung:
      Để góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Bộ Nông nghiệp cử một đoàn cán bộ sang nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt và lai ghép giống cây trồng tại Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết (Liên Xô cũ) trước đây.
altĐôi bạn Mai và Bướm khi còn học ĐH Nông Lâm (ảnh chỉ có giá trị minh họa)
       Trong thành phần của đoàn cán bộ đi học tập – nghiên cứu, người ta thấy nổi lên có hai nữ kỹ sư trẻ mới ra trường là Lê Thị Mai và Trần Thị Bướm. Sau hai tuần sang công tác và học tập tại Liên Xô, một bữa Trần Thanh Phương là cán bộ thuộc Viện Giống cây trồng (chồng của kỹ sư Lê Thị Mai) bỗng nhận được thư của vợ. Nội dung bức thư như sau:
       “Anh thân yêu ! Mới đấy mà đã hai tuần, vợ chồng xa cách. Không biết giờ này quê hương ta vào Đông thế nào chứ bên này, Mạc Tư Khoa vào Đông rất lạnh, nhiều lúc thời tiết xuống đến – 14o C anh ạ. Chúng em sợ chẳng dám ra ngoài đường… Và đến gần cuối thư, chị Mai tiếp: Em thì bình thường, nhưng riêng Bướm vì chưa quen, phần do thời tiết; phần lạ chỗ, lại nhớ nhà nên đêm cứ trằn trọc không ngủ. Mới cách có hai tuần, trông nó tiều tụy, nhàu nhĩ, sụt mất hai ký lô gam (2kg), nhiều lúc nhìn thấy thương nó lắm anh ạ !”.
alt
Nhiều lúc, thời tiết xuống đến - 14oC...
       Anh Phương còn đang tá hỏa, hoảng hồn, không biết phải "phúc đáp" thư vợ như thế nào… ? Thì độ hai chục ngày sau, anh lại nhận được một lá thư. Trong thư, chị Mai hồ hởi báo tin:
      “Anh thân yêu !...
      Em thì vẫn thế, vẫn nhớ và thương anh nhiều. Bướm nay đã biết thích nghi, biết hòa nhập anh ạ. Một phần là có các anh, các chú trong đoàn thường xuyên chăm sóc; phần lại được các bạn nước ngoài, nhất là các bạn Nga cũng đặc biệt quan tâm nên Bướm hồi này đỡ nhớ nhà, đêm không còn trằn trọc, đã phổng phao, có da có thịt, không những phục hồi mà còn tăng được hai ký lô !… ”.
alt
Em thì "bình thường" nhưng Bướm...

       Đọc thư vợ lẽ ra phải mừng nhưng anh Phương lại chẳng biết phải xử sự ra sao? Mới hơn một tháng mà diễn biến sức khỏe của vợ hết sức phức tạp !? Anh không thể hình dung hết đợt công tác (dự kiến đi 6 tháng) trở về, vợ anh sẽ ra sao? Bởi vậy, Phương không biết “nên mừng hay lo” !.

      Kết luận: Cứ tình trạng "phát triển" như thế, đảm bảo sau 6 tháng, chắc chắn vợ của anh Phương sẽ được liệt vào top: “hàng khủng” nhất Việt Nam!?.

Tp.HCM, ngày 01/10/2012
Vs: Thiều Ngọc Sơn.
----------------------------------------------------
CÂU CHUYỆN THỨ 9
BỐ "ĐỂU CON"
Tác giả: Thiều Ngọc Sơn

      Trong làng tui (làng của Shaolaojia) trước kia có một cậu học trò tên Thiện, 14 tuổi nhưng cậu vẫn ngồi ở hàng ghế cuối cùng của lớp 3. Tuy trông khập khiễng nhưng sự hiện diện của anh tại lớp 3B đã đem lại cho thôn xóm một niềm vinh dự nhỏ, ấy là trong thôn không còn ai "không biết chữ". Được cái, thời bấy giờ thày cô phải đến tận nhà, năn nỉ, mời mọc, thậm chí còn phải mua sách vở để "dụ" học trò đến trường chớ nào có cái kiểu phải chạy chọt, nhờ vả để "được đi học" như bây giờ !?.
     Vào thời điểm xưa (những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước), việc học hai ba năm một lớp như Thiện là chuyện bình thường, thế nhưng vào thời @ ngày nay người ta gọi dạng người như Thiện là "ngồi nhầm lớp" hay "học sinh cá biệt". Tiếng là học lớp ba nhưng trong đầu Thiện, kiến thức lưu lại chẳng bao nhiêu. Hỏi gì, Thiện cũng lắc đầu nói không biết, nhưng hễ hỏi mít nhà ai sắp chín, chuối nhà ai mới trổ buồng, những chuyện đại loại như vậy thì Thiện rành như lòng bàn tay.

AO TRƯỜNG VẪN NỞ HOA SEN...

 Trần Ngọc Thiện tại lớp học xưa (ảnh chỉ có giá trị minh họa)

     Một bữa, bố Thiện nghỉ phép. Ông bắt Thiện lấy sách vở, ngồi vào bàn để ông kiểm tra kiến thức. Ông hỏi gì Thiện cũng một mực "không biết", chỉ chữ gì đây Thiện cũng lắc đầu. Trước, bố Thiện còn nhỏ nhẹ, về sau chịu không thấu với thái độ lì lợm của Thiện, ông đập bàn, la hét. Ông dạy con mà như đánh sáp lá cà ngoài mặt trận, thậm chí ông còn dụng đến cả cực hình. Ông dùng thước gõ vào đầu phết vào mông, bắt cời quần dài, quì gối trần xuống đất nhưng mặt Thiện vẫn cứ trơ trơ, mồm vẫn im như ngậm thóc.
      "Hiểm nguy sinh kế lạ" ! Sau khi dụng đủ các loại kỹ chiến thuật của nhà binh nhưng vẫn không khiến Thiện nhả lấy một lời, đang bí cách bỗng dưng ông bố "sinh kế lạ", ông vớ cây bút, viết lên tờ giấy hàng chữ to tướng " Thiện ăn... L " rồi dí vào mặt Thiện, quát:
       - Thiện ! Chữ gì đây ?
       Thiện liếc mắt nhìn dòng chữ, ngẩng lên nhìn bố, từ tốn cậu trả lời:
       - Bố đểu con !
       - Cái gì... ? Bố Thiện ngạc nhiên. Ông vứt cây roi xuống đất, nhoẻn miệng cười, vừa bước đi vừa lẩm bẩm:
       - Khá, khá lắm ! Chắc chắn sẽ hơn cha.

alt

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào...

alt

Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ Xâm lược
 alt

Dũng cảm trong chiến đấu.  

  alt  

Huân Huy chương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

      Nhận định của bố Thiện quả là hoàn toàn chính xác. Mấy năm sau, vào 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, làng quê miền Bắc mừng vui đón bộ đội trở về, riêng nhà Thiện, bố mẹ anh không những đón nhận được nhiều Huân, Huy chương, Quân công, Danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ... mà gia đình anh còn nhận được cả tấm bằng "Tổ quốc ghi công", trong đó ghi rõ sự mưu trí sáng tạo, gan dạ trong chiến đấu và tấm gương anh dũng hy sinh của trung úy Trần Ngọc Thiện.

--------------------------------------------------------------------

Nhấn vào chữ Next dưới đây để xem tiếp !

 

CÂU CHUYỆN THỨ 10

CÒN MỘT VẦN "HUYỀN" NÀY NỮA, BÁC CÓ ĂN KHÔNG ?

        Trước kia, do có thời cùng buôn lậu chung ở cửa khẩu Mộc Bài nên hôm đưa con xuống dự thi Đại học ở thành phố, Tếu bèn tranh thủ ghé nhà Táo chơi. Tiếng là dân thị thành nhưng nhà Táo không những ở tuốt trên Gò Vấp mà còn hành nghề trồng rau và chuyên vắt sữa bò.

        Thấy có khách, Táo sai vợ mổ gà thết đãi. Trong lúc chờ cơm, hai đứa ngồi tranh thủ nhắc lại những kỷ niệm xưa: từ chuyện mạo hiểm vượt biên sang bên kia lấy hàng đến mánh khóe lừa cơ quan chức năng để tuồn hàng về thành phố; chuyện ngủ với gái ăn sương nơi biên ải cho đến chuyện bạc gian trong những đêm thức chờ hàng về... thôi thì đủ thứ.

         Do lâu nay chuyên úp mặt vào bóp vú bò, phần gặp phải thời “khủng hoảng kinh tế” nên mọi người, ai cũng lao vào làm ăn chứ mấy khi được nhàn nhã mà nhắc chuyện cái thời “oanh oanh liệt liệt”. Chuyện đang nổ như bắp bung thì vợ Táo bê nguyên con gà luộc chưa kịp chặt và còn nóng hổi lên cho chồng đãi “cố nhân”. Ngửi thấy thịt gà luộc thơm phưng phức, Táo bỗng nổi máu hứng, tay chỉ vào con gà, nói:

         -  Bác thích ăn phần nào?

Posted Image

- Bác thích "vần" nào ?

 -  Ai lại thế. Thôi, anh cứ để tôi tự nhiên ! Biết tính bạn nên Tếu thận trọng.

 -  Không, tôi hỏi thật: bác thích ăn phần nào để tôi lấy.

 -  …

 Hai bên cứ đùn qua đẩy lại, bỗng Táo nói:

 -  Tôi có ý kiến thế này, bây giờ nếu bác thích ăn đầu tức là bác thích thanh huyền, vần “huyền”; còn như tôi muốn ăn cánh tức là tôi thích dấu sắc, vần…, tôi cho bác chọn trước.

 -  Dạ, tôi đâu dám ! Thôi thì “Tiên chủ hậu khách”, bác chọn trước! Tếu đề nghị.

 -  Không. Tôi là chủ, ưu tiên khách.

 -  Nếu nói vậy thì em thích vần “huyền” còn đâu em nhường bác tất.

Hai bên nhất trí. Sau khi cụng ly chúc sức khỏe, mừng hội ngộ, Tếu cất giọng:

-  Ớ... u... âu, đờ… ớ… đớ… u… đâu… huyền… “đầu”.

-  Á… ngờ… ăng…, … cờ… ăng… căng… hỏi… “cẳng”. Táo cũng cất vang cái giọng vốn ồm ồm như “vịt đực” của mình, sau đó lấy tay vặt cái cẳng.

 Nhấp một ngụm rượu, giọng Tếu ngân lên:

 -  U… i… ui, Đờ… ui… đui… huyền… “Đùi”. Tếu dùng tay bẻ cái tỏi gà thơm phức.

 -  A… nhờ… anh,… Cờ… anh… canh… sắc… “cánh”. Táo cũng ực một ly sau đó hớn hở bẻ cái cánh gà.

 -  …

 Cứ như thế, chén chú chén anh cho đến khi:

 -  I… nhờ… inh, mờ… inh… minh… huyền… “mình”.

 Chứng kiến từ đầu, thấy trí và lực của hai bên có vẻ như “bất phân thằng bại”, vợ Táo yên tâm và cũng cảm thấy vui vui nên tò mò theo dõi. Chỉ đến lúc này, khi vừa nghe dứt câu nói của “mờ... inh... minh... huyền... mình” của khách, chị mới té ngửa kẻ thắng không phải là chồng mình. Tức vì cái sự ngu dốt của chồng thì ít mà ghét cái tính ma lanh, ranh vặt của “khách” thì nhiều. Rồi thị lại nghĩ cái công mình làm thịt, công khó nhọc nọ kia có lẽ…

Vợ Táo chợt nổi đóa lên, “thị” nhảy vào cướp lời chồng, nói như hét:

 -  Còn… Còn một vần “huyền” này nữa này ! Bác có ăn không ?

 -  !!!... !!!... ???... ???... ???... !?.

          Không biết vần “huyền” mà vợ Táo nói ở đây là vần gì? Chỉ biết sau khi nghe, Tếu đỏ mặt tía tai sau đó chạy thẳng ra sau nhà để … “ói”.

 Tp. HCM, ngày 06.10.2012
 Tác giả: Thiều Ngọc Sơn.
-----------------------------------------------------
Xin vui  lòng đọc tiếp ở đây:

 

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG