Chim Trời Cá nước
TIẾU LÂM, NHỮNG CHUYỆN HAY NHẤT: GIỜ MỚI KỂ... I.
CHUYỆN ĐỌC XONG: CẤM CƯỜI...
LỜI NHẮC NHỞ, CẢNH BÁO TỪ THIỀU GIA:
Những câu chuyện dưới đây hoặc là do Thiều gia sưu tầm, biên soạn lại, hoặc là do tập thể các cây viết của Thiều gia sáng tác. Tất cả đều thuộc bản quyền của Thiều gia. Thiều gia chúng tôi chịu toàn bộ trách nhiệm về nội dung , tính xác thực của thông tin trước cơ quan pháp luật. Chính vì thế, Thiều gia chúng tôi yêu cầu:
- Nghiêm cấm người vị thành niên, người chưa đủ 18 tuổi đọc.
Nghiêm cấm người vị thành niên...
- Mọi sự sao chép, tán phát dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự đồng ý, cho phép của Thiều gia đều được coi là hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả, tác phẩm của Thiều gia.
- Mọi sự tác động làm méo mó, sai lệch hay thay đổi cơ bản về nội dung của các bài viết đều là hành vi không thể chấp nhận và sẽ bị lên án, thậm chí sẽ bị Thiều gia khởi kiện trước cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Nội dung trong các bài viết không nhằm đả kích vào bất kỳ một cá nhân, đơn vị cụ thể nào và cũng chỉ mang tính trào lộng, giải khuây…
Chính vì thế, nếu nội dung bài viết có thể làm cho một vài người nào đó khó chịu, phật lòng thì xin quí vị hãy thoát ra khỏi “chuyên mục” này và nhanh chóng tìm thú vui ở các chuyên mục khác.
Thiều gia xin trân trọng cảnh báo với tất cả các quí vị !
CÂU CHUYỆN THỨ 5
"CHỮ" CỦA BÁC SĨ... !!!.
Tác giả: Nguyễn Đức Ngọc Phương
T là sinh viên trường Đại Học Y dược Tp.HCM, tuy mới học năm thứ 5 và chưa tốt nghiệp nhưng T được nhà trường cho hưởng qui chế "tốt nghiệp" và cho ra trường trước niên khóa với lý do: thường xuyên bỏ học và vi phạm qui chế thi.
Đúng vào lúc đang thất vọng về việc cư xử của nhà trường thì T nhận được tin gia đình báo về quê gấp để nhận việc (gia đình đã lo cho T một chân tại phòng cấp cứu của bịnh viện huyện). Với danh nghĩa Bác sĩ (dĩ nhiên là bằng chạy, bằng dỏm), T trông rất đạo mạo trong trang phục của ngành Y.
Công việc đang tiến triển tốt đẹp, bỗng vào một ngày đầu tháng 5 đẹp trời, T nhận được "trát" ra hầu tòa vì có liên quan đến cái chết của Điểu Ớ (tên người), một thanh niên người dân tộc Stieng. Trước tòa, gia đình nạn nhân cho biết:
Bác sĩ ra hầu tòa...
Tối ngày 29/2/2012, Điểu Ớ bị đau ruột thừa, lẽ ra phải được mổ nhưng sau khi khám, bác sĩ T đã cho bịnh nhân uống thuốc giảm đau, sau đó kêu người nhà đưa bịnh nhân về. Do tin bịnh viện, lại thấy "châu phê" của bác sĩ là (B/t) nên gia đình yên tâm đưa Điểu Ớ về nhà nghỉ dưỡng, nhưng đến 4 giờ sáng hôm sau, Điểu Ớ đã ra đi.
Tòa hỏi:
- Gia đình nạn nhân và vị đại diện Viện Kiểm soát đều đề nghị truy tố bị cáo can tội giết người và đòi bồi thường thiệt hại, bị cáo nghĩ sao?
T cương quyết phản bác:
- Dạ ! Bẩm, bị cáo không phạm tội giết người.
- Bệnh nhân đau ruột thừa, lẽ ra phải mổ. Vì cớ gì bị cáo lại ghi là "bình thường" và cho bịnh nhân xuất viện.
- Bị cáo không nói là "bình thường" ạ.
Điểu Ớ trước kia (ảnh chỉ có giá trị minh họa)
Toa thuốc và chữ của "bác sĩ" ?!.
Tòa trưng cuốn sổ khám bệnh có "châu phê" của bác sĩ T, nói:
- Đây là sổ khám bịnh, chữ ghi trong sổ là chữ của bị cáo. Bị cáo không những ghi là bình thường lại còn phê "uống thuốc giảm đau, sáng mai hết bịnh"... Điểu Ớ, vì tin lời nên về nhà mà chết, thế chả phải giết người thì là tội gì?
- Bẩm tòa, bị cáo không ghi là "bình thường" ạ ! T cãi.
- Thế ghi gì? Tòa vặn.
Điểu Ớ quả nhiên: sáng mai hết bịnh (!?).
- !!!!!!!!!!!!!!
CÂU CHUYỆN THỨ 6
THẬT THÀ & KHIÊM TỐN
- Em nào cho thầy biết: Thế nào là thật thà ?
- Thưa thầy, thật thà tức là ngay thẳng, không quanh co dối trá ạ.
- Đúng rồi, thầy động viên. Thế còn Thiên Kim, theo em thì thế nào nhỉ?
Thật thà là...
Giáo viên nhắc Thiên Kim không nên nói năng thô lỗ như thế và hạ giọng nhỏ nhẹ:
- Thiên Kim nè, thế em có biết “khiêm tốn” là gì không nào?.
Thiên Kim còn chưa biết phải trả lời ra sao, bỗng Mỹ Xuân chen ngang:
- Thưa thầy “khiêm tốn” là: Biết cũng đéo nói ạ.
- … …
“LỘN”
Câu chuyện dưới đây xảy ra đã lâu, chính xác là vào cái thời bao cấp. Thời bao cấp, đối với những người có thân phận là công chức nhà nước, người dân thị thành thì “tem phiếu” còn quí hơn cả bạc vàng. Tuốt tuồn tuột, từ cân đường, lạng thịt, từ hạt gạo ăn cho đến chai rượu, hộp mứt, gói trà, thậm chí ngay đến gù nước mắm, lọ sì dầu, cân muối hột… đều được nhà nước “bao sân”, cấp cho mỗi người một số loại tem, phiếu dùng để mua hàng. Việc được nhà nước hết mực quan tâm nên trong cuộc sống, mọi người chẳng ai phải lo nghĩ gì nhiều, hoặc giả nếu có lo thì cũng chỉ là lo mất phiếu (mất là nhịn vì nhà nước không cấp lại)! Bởi vậy, ai cũng yên tâm nên ra sức đem tâm trí cống hiến cho quê hương.
Mỗi tháng ba cữ, hết gạo thì cắp cái thúng rồi cứ thế thẳng tiến đến cửa hàng mậu dịch, chìa cái phiếu thế là đời lại vui như “tết”; lỡ có thèm thịt thì cũng đem cái gọi là “tem phiếu” ra cửa hàng rồi cứ thế cắt thịt về ăn. Cả nước sống trong tem, trong phiếu. Những năm tháng ấy, nhiều người có nhiều tiền, nhiều vàng bạc đấy cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Có nhiều vàng chưa chắc đã có thịt để mà ăn. Thời điểm ấy, người ta chỉ quí tem phiếu, xem tem phiếu còn có giá hơn cả vàng. Có tem phiếu trong người thì đi đến đâu nổ ròn rã như pháo Bình Đà, nhược như không có tem phiếu thì mặt cứ gọi là ngơ ngác như “chó nhà có tang”…
Có rất nhiều chuyện buồn cười xảy ra trong thời kỳ “bao cấp’. Nay xin kể hầu các bạn một chuyện dưới đây:
Một bữa nọ, vì nhà có khách nên một O gốc người Nghệ Tĩnh được bố sai cầm “tem phiếu” ra cửa hàng mua thịt về nấu ăn. Mậu dịch viên đứng ra giao dịch là một tay thanh niên học trung cấp Thương nghiệp mới ra trường. Sau khi đưa phiếu cho nhân viên mậu dịch và nhận thịt để ra về, cô gái hoảng hồn khi phát hiện thịt chỉ có bảy lạng (0,7kg) nhưng phiếu lại bị cắt mất một cân hai (1.2kg). Chẳng nhẽ tay mậu dịch trẻ kia lại bớt của cô những năm lạng thịt (0.5kg)?
"Mậu dịch viên" là tay thanh niên học trung cấp mới ra trường
Tem cung cấp thịt...
Dụng cụ cân thịt... và,
... "lộn" em năm lạng anh ơi !
- Anh ơi ! Anh ơi ! “lộn em năm lạng”.
Giữa thanh thiên bạch nhật, chỗ cửa hàng mậu dịch là chỗ đông người. Việc cô gái trẻ cứ réo to lên như muốn chọc ghẹo, khiêu khích anh “mậu dịch viên” khiến anh chàng hết sức bối rối. Vờ như không thấy, không biết, anh tiếp tục công việc của mình. Lúc này, phần vì tưởng tay mậu dịch viên không nghe, phần nóng vội về nhà lo cơm khách nên giọng của cô gái mỗi lúc mỗi to.
- Anh ơi! “Lộn” em năm lạng. “Lộn em năm lạng, anh ơi!”.
Không thể nào chịu nổi vì sự trơ trẽn của vị khách hàng, tay mậu dịch viên bạo mồm, quát:
- Cô đi đi! … L cô năm lạng chứ một cân cũng mặc kệ cô!
Chỉ đến nước ấy, cô gái mới như bừng tỉnh. Cô xấu hổ, vội vàng cầm bảy lạng thịt phóng thẳng về nhà.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về thời kỳ bao cấp xưa kia.
Cửa hàng mậu dịch xưa
Tất cả đều được nhà nước chăm lo...
Từ phụ tùng xe đạp,
Hết gạo: chìa cái phiếu, thế là đời lại vui như tết !?
Tem mua lương thực
Phiếu mua hàng
Phiếu mua vải