Login Form

Số Người Truy cập

04404179
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
348
1150
5814
2754865
19031
36545
4404179

2024-09-21 07:50

Võ Thuật

Sở Uy Vương nghe bàn về những người “Lo cho dân cho nước”*

VƯƠNG HIẾU TẾ YÊU
王好细腰

Sở Uy Vương hỏi quan đại phu là Mạc Ngao Tử Hoa (năm 340 Tr. CN) rằng:

-  Từ thời tiên quân Văn Vương cho đến thời nay, có người nào không màng đến chức tước đến lợi lộc, chỉ biết lo cho nước, lo cho dân không?

Mạc Ngao Từ Hoa đáp:

-  Cái việc đó, người như tôi không đủ tư cách để bàn.

-  Không bàn với đại phu, vậy ta biết bàn với ai bây giờ ? – Sở Uy Vương nói.

 

dsc04481

Không bàn với đại phu, ta biết bàn với ai ?

-  Cuối cùng thì đại vương muốn hỏi cái gì? – Mạc Ngao Tử Hoa nói – Từ thời tiên quân Văn Vương trở về sau, có nhiều người không tham tước vị, thanh liêm tự giữ mình để lo cho nước cho dân; có người muốn giữ chức cao, hưởng lộc hậu để lo cho nước cho dân; có người chịu rơi đầu đổ máu nóng không cần trọng thị cũng không cần lợi lộc để lo cho nước cho dân; có người lao tâm tổn trí để lo cho nước cho dân; cũng có người không màng chức tước và hậu lộc để lo cho nước cho dân.

Sở Uy Vương hỏi:

-   Đại phu nói những lời nói đó để làm gì?

 

Read More

Mạc Mao Tử Hoa đáp:

-   Xưa kia quan Lệnh doãn, tướng quốc nước Sở là Tử Văn ** ở nhà thì bận áo da hươu thô kệch, khi vào triều thì bận vải thô đen. Từ mờ sáng đã vào triều điều hành cong việc quốc gia mãi đến tận mờ tối mới về nhà ăn cơm. Nhà nghèo đến mức gạo có bữa có bữa không, ăn bữa sáng không biết đến bữa tối ! Nếu gọi là không màng tước vị, thanh liêm tự giữ mình để lo cho nước cho dân đó chính là quan Lệnh doãn Tử Văn vậy.

Xưa, Diệp công tử Cao xuất thân thấp hèn nhưng được trụ quốc (tước quan lớn như tướng quốc, thừa tướng…) tiến cử làm triều thần, bình định sự phản nghịch của Bạch Công, giữ yên nước Sở, mở mang cái đức của tổ tiên để lại đến tận ngoài thành Phương (vùng biên tái hiểm yếu của nước Sở, nay thuộc huyện Diệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), bốn bên bờ cõi không bị xâm lấn, uy danh không nước chư hầu nào là không biết tiếng. Lúc bấy giờ, chư hầu không ai dám dấy binh đánh Sở. Diệp công tử Cao vì thế mà được hưởng sáu trăm khoảnh ruộng. Muốn có chức cao, hưởng lộc hậu để lo cho nước cho dân , đó chính là Diệp công tử Cao vậy.

Xưa kia, Ngô và Sở đánh nhau ở Mạch Thành, trong khi hai bên giao chiến chém giết lẫn nhau thì Mạc Ngao Đại Tâm vỗ nhẹ vào tay người phu xe, nghiêng đầu qua thở than rằng: “Hỡi ơi ! Ngươi có để ý đến không ? Ngày nước Sở bị diệt vong đã đến rồi. Ta sẽ xông vào doanh trại của quân Ngô, nếu ta quật ngã được một tên giặc thì ngươi phải giúp ta bắt nó, như thế có lẽ sẽ bảo vệ được nước Ngô của ta”. Gọi là muốn rơi đầu đổ máu nóng, không màng trọng thị cũng không cầu lựo lộc để lo cho nước cho dân, chính là Mạc Ngao Đại Tâm vậy.

Xưa kia, Ngô và Sở đánh nhau ở Mạch Thành, sau ba trận giao chiến, quân Ngô đã đánh vào thành Dĩnh (kinh đô của Sở), Sở Chiêu Vương khốn đốn đành phải chạy khỏi đô thành, các quan đại phu ai cũng chạy theo, bách quan ly tán. Thân Bao Tư nghe tin quân Ngô phá vỡ được kinh thành nước Sở, liền trốn vào hang đá ở đất Di Lăng, Nghe tin Ngũ Viên đào mả và đánh vào thây của Sở Bình Vương, lại đang dò bắt Sở Chiêu Vương, mới viết một bức thư sai người đưa đến cho Ngũ Viên., Trong thư đại lược: "Nhà người khi trước đã làm bề tôi của Sở Bình Vương, nay lại đem thi thể của Sở Bình Vương ra mà tàn nhục như vậy, dẫu gọi là báo thù cũng khí quá lắm ! Làm quá thì không thể chịu được, nhà người nên mau mau mà rút quân về. Ta đây quyết noi theo cái ước phục Sở". Rồi đấy , Thân Bao Tư lại nói với những người xung quanh: “Nếu thân ta bận áo giáp, đầu đội mũ trận, tay cầm binh khí xông vào trận địa hùng mạnh của quân địch mà chết thì cũng như một chiến binh bình thường tử trận mà thôi ! Chi bằng, ta trốn qua các nước chư hầu tìm mưu bảo  tồn nước Sở”. Thân Bao Tư bèn mang theo lương thực, lén trốn sang Tần. Đi vội suốt ngày đêm, bàn chân xây xát, máu chảy đầm đìa, phải xé áo mà buộc. Phải mất bảy ngày mới đến được kinh đô nước Tần. Ông khom lưng đứng trước đại sảnh của cung vua nước Tần, rên khóc suốt bảy ngày, bảy đêm không ăn không uống, đói khát đến mức chỉ còn thoi thóp thở, cuối cùng ngã xuống đất hôn mê bất tỉnh. Vua Tần là Ai Công nghe tin liền chạy ra xem, vội vã đến độ không kịp đội quan mão, quần áo cũng không kịp kéo lên. Tay trái vua Tần nâng đầu, tay phải đổ nước vào miệng Thân Bao Tư, khó khăn lắm mới cứu Thân Bao Tư tỉnh lại. Vua Tần hỏi: “Tiên sinh là ai?”. Bao Tư đáp: “Kẻ tôi thần là quan đại phu nước Sở, tên Thân Bao Tư, nhân nước Sở bị bạo Ngô xâm lược, nay quân Ngô đã đánh chiếm được kinh đô, Sở Vương bị thua phải chạy trốn nơi thảo dã, bách quan ly tán, nước Sở tồn vong chỉ trong một sớm, tình thế kiếp gấp lắm rồi. Bởi vậy đại  vương tôi sai tôi sang đây để kiếp báo với quí quốc, mong đại vương nghĩ tình thân thuộc mà bảo tồn cho nước Sở!”. Tần Ai Công bảo Thân Bao Tư ngồi dậy sau đó nói: “Bề tôi nước Sở biết nghĩ đến vua một cách khần thiết như thế ư ? Nước Sở có bề hiền như thế mà còn bị nước Ngô đánh chiếm huống hồ ta đây không có kẻ bề tôi hiền nào, khi nào nước Ngô lại để cho yên”. Nói xong, vua tần liền xuất quân cứu Sở. Hai đại tướng là Tử Bồ và Tử Hổ thống lãnh đại binh vượt qua biên ải, tiến về hướng Đông đánh nhau với quân Ngô ở Nghi Thủy. Kết cục đánh bại quân Ngô, bảo tồn xã tắc nước Sở. Gọi là lao tâm tổn trí để lo cho nước cho dân, đó chính là Thân Bao Tư vậy.

Xưa kia, Ngô và Sở đánh nhau ở Mạch Thành, sau ba trận giao tranh, quân Ngô đã tiến vào thành Dĩnh (kinh đô Sở), Sở Chiêu Vương khốn đốn chạy trốn khỏi đo thành, bách quan ly tán. Khi ấy, một người nước Sở tên là Mông Cốc, vốn đánh trận ở bến sông Cung Đường, bỏ chạy về thành Dĩnh, nói rằng: “Chỉ cần Thái tử lên ngôi thì vua nước Sở vẫn còn cơ hội hồi phục”. Nói xong, người ấy bèn chạy vào nơi thờ cúng tổ tiên trong cung, đem hết sổ bạ của triều đình chuyển lên thuyền trốn về đầm Vân Mộng. Về sau, khi Chiêu Vương trở về thành Dĩnh, do không còn sổ bạ nên mọi việc cứ rối tung, trăm quan lúng túng. Bấy giờ kịp lúc Mông Cốc đem toàn bộ sổ bạ cất giấu dâng lên, mọi việc mới dần ổn định. Công lao của Mông Cốc lớn băng công cứu nguy xã tắc, vì thế mà Chiêu Vương phong cho Mông Cốc là Quý Khanh Chấp Khuê (quan giữ văn khố ?), ăn lộc sau trăm khoảnh ruộng. Mông Cốc nổi giận nói: “Tôi không phải là tôi thần của vua chủ, tôi là tôi thần của xã tắc. Chỉ cần quốc gia xã tắc không bị diệt vong là tôi mãn nguyện rồi, còn có quốc vương hay không lẽ nào tôi phải bận tâm điều đó hay sao?”. Mông Cốc liền bỏ vào núi Ma Sơn ở ẩn, không thấy ra nữa. Cho đến tận ngày nay, con cháu Mông Cốc không ai chịu làm quan. Gọi là không màng quan tước, không màng hậu lộc để lo cho nước cho dân, đó chính là Mông Cốc”.

dsc04482

Mông Cốc dâng sổ bạ,  giấy tờ...

Sở Uy Vương nghe Mạo Ngao Tử Hoa nói dứt lời, thở dài mà rằng:

-       Ôi ! Những vị đó đều là những người thời xưa cả ! Người thời nay, mấy ai làm được như vậy !

dsc04437

Người thời nay, mấy ai làm được như vậy ?

Mạc Ngao Tử Hoa nói:

-     Xưa kia, tiên quân Linh Vương thích những người đàn bà eo lưng thon thả, đàn bà nước Sở đua nhau nhịn ăn đến nỗi gầy yếu tong teo, phải vịn vào tường mới đứng dậy được, phải chống gậy mới đi lại được. Tuy là bụng rất đói nhưng họ cố nhịn không dám ăn. Họ thà đói chết miễn là thân mình mảnh mai thon thả chỉ mong được tiến vào cung vua. Tôi từng nghe nói: “Nếu vua chủ thích bắn cung, thì các tôi thần cũng sắm sửa đầy đủ cung tên; nếu vua chủ thích chơi gôn, chơi tenis, thích karaoke, bia ôm… thì các tôi thần cũng sắm gậy, vợt, micro, sắm em út… đầy đủ”. Đấy, chẳng qua là nhà vua không thích đó thôi, nếu đại vương thật sự thích “tôi hiền” thì khó gì mà không kiếm được năm vị tôi hiền như thế chứ.

Tp. HCM, ngày 06.01.2013
Võ sư: Thiều Ngọc Sơn sưu tầm, biên soạn và giới thiệu
            --------------------------------------------
* Tựa đề do Thiều gia đặt. Theo “Chiến Quốc Sách” thì câu chuyện trên có tựa đề “Vua Thích lưng thon”.
** Tử Văn tức Đấu Cấu Ô Đồ, nguyên do lúc nhỏ bị bỏ rơi ở đất Mộng Trạch, vua nước Viên đi săn thấy có con hổ đang ẵm mà cho  bú, lấy làm lạ liền sai người ẵm về nuôi. Về sau, Tử Văn làm lệch Doãn nước Sở.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG