Login Form

Số Người Truy cập

04237487
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
330
943
4015
2586895
19093
15674
4237487

2024-04-26 07:46

Khí Công - Dưỡng Sinh

Bí Quyết Về Phép Thở Trong Khí Công của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Năm 27 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Khắc Viện (khi ấy đang học tập tại Pháp) bị bệnh lao phổi nặng, phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ có 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: "Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc". Các bác sĩ người Pháp cho rằng ông chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là 3 năm.

 

 

Thế nhưng, nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi (bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây), bác sĩ Viện đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần. Trong thời gian đó, ông không ngừng làm việc. Phép thở này được ông gói gọn trong một bài thơ 12 câu, mỗi câu 4 chữ như sau:

Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm, chậm, sâu, đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được.

Bài thơ là sự đúc kết cô đọng các nguyên tắc chính của kỹ thuật luyện thở:

- Trước khi bắt đầu buổi tập cần tập trung hít thở sâu và hắt ra thật mạnh xả hết khí cặn bã, khí độc hại trong phổ ra. Sau đó, cần chủ động thở vào. Cố gắng cho lượng khí hít vào và đẩy ra tương đương nhau.

- Thở tức là luyện nội công, là tăng cường nội lực. Khi luyện thở, thân phải ngay ngắn, điều hòa, yên lặng; thân mình trong tư thế thả lỏng, thư giản toàn thân không nên gồng mình, cương cứng vì làm thế sẽ ảnh hưởng đến quá trình luyện công, khí huyết vận hành bị đình trệ, tắc, không thông suốt. Đây chính là một trong công đoạn đầu tiên rất quan trọng trong khí công (điều thân).

- Êm chậm sâu đều là 4 tính chất của hơi thở, giúp ta thở đúng quy cách, hơi thở điều hòa (điều tức).

- Không nghĩ ngợi lan man, cần cắt đứt những liên lạc bên ngoài để giữ tâm được yên tĩnh (điều tâm). Nếu đạt được điều đó, hơi thở sẽ từ từ, sâu nhẹ, sự tập trung càng tăng mà không cần phải cố gắng. Đây là trạng thái thư giãn cao độ mà Phật giáo gọi là "nhập định".

- Việc luyện tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Theo bác sĩ Viện, đây là môn thuốc vạn năng giúp tiêu trừ bá bệnh. Nếu mỗi lần thở, cơ hoành chỉ hạ xuống thêm 2 cm là mỗi ngày ta được thêm 100 lít không khí, đồng thời cũng đẩy ra được ngần ấy khí đọng. Khi nào sực nhớ thì luyện, quên thì thôi. Cứ như vậy, lâu dần thành quen; lúc không chú ý, phổi vẫn tự động hô hấp ở mức sâu hơn trước.

 

Sau khi bị cắt trọn phổi phải và một phần phổi trái, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được tiên đoán là chỉ có thể sống thêm nhiều nhất 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm (bác sĩ Viện mất năm 1999, thọ 85 tuổi). Phép màu của ông nằm gọn trong một bài thơ ngắn về phép thở bằng cơ hoành (tức thở bụng).
Xin xem thêm các bài viết như: Một số vấn đề cần chú ý khi luyện công, Hiểu biết cơ bản về khí công, Cách thở trong khí công... của tác giả Thiều Ngọc Sơn cũng cùng nằm trong chuyên mục này.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG