Võ Thuật Thiều Gia - Võ Tự Vệ
NGUỒN GỐC BÀI THÁI CỰC TRÂN CHÂU VŨ CỦA THIỀU GIA
Ngày 14/1/2013, có một Nick tên Đỗ Thanh Tùng gởi vào địa chỉ Gmail của Thieugia một Clip bài Thái cực Trân Châu Vũ của Thieugia cùng một clip Trân Châu vũ của "Tàu" đính kèm mà không hề có một chữ giải thích. Nhận được bài phản hồi "không chữ" !
Thiều gia đoán ngay được đây là loại hình nghệ thuật "hỏi xoáy_đáp xoay", loại hình nghệ thuật này, tuy mới nổi lên vài năm gần đây, tiếng là nhẹ nhàng nhưng khiến nhiều người rất lấy làm khó chịu, thậm chí phát "sợ" vì cái phong cách hỏi rất chi là "nhẹ nhàng" của nó. Ai cũng "ớn", thế nhưng loại hình nghệ thuật này lại rất "thịnh hành" và hiện đang là "mốt" rất được nhiều người yêu thích.
Câu hỏi trong trường hợp này có thể hiểu có nội dung như sau:
- Thiều gia giải thích như thế nào về bài Thái cực Trân Châu vũ của họ Thiều
- Trong lĩnh vực VHNT, những năm gần đây người ta thấy nổi lên rất nhiều hiện tượng "Đạo văn", "Đạo nhạc", "Đạo báo"... Phải chăng đây chính là "Đạo võ" ?!
- Bài thái cực Trân Châu Vũ của Thiều gia là "rỏm"...
Phần Hỏi xoáy của Đỗ Thanh Tùng
Nội dung Thiều gia trả lời bạn Đỗ Thanh Tùng
Nguyên văn:
Vào 08:35 Ngày 14 tháng 1 năm 2013, YouTube Service <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> đã viết:
Cảm ơn bạn Thanh Tùng đã phản hồi. Bài Trân Châu vũ của Thiều gia được hình thành dựa trên nền tảng của bài Trân Châu vũ như bạn nêu. Vào khoảng năm 2000 gì đó, tình cờ tôi học được bài Trân châu vũ từ võ sư Đạt (võ phái Thái Cực Đường Lang), nguyên bài có 18 thức (xem hình). Trong quá trình tập, do phát hiện có một số động tác sai (lúc bấy giờ tài liệu dùng để học không phong phú như bây giờ, không sẵn nên khó kiểm chứng, do vậy rất dễ tam sao thất bản ?!), không chuẩn về cả về thủ pháp và thối pháp, tư thức xấu, không đẹp, khi di chuyển, thân pháp không linh hoạt, phiêu dao (Đây là bài dùng luyện khí được mô phỏng từ việc luyện đơn của Đạo Gia) và vì thế dẫn đến việc khi diễn luyện, khí không thuận, không đúng trường nhịp... và đây chính là lý do tôi đã bỏ, không dạy lại cho các môn sinh bài này. Bẵng đi một thời gian dài (vào năm 2005), có một võ sinh người Bến Tre (hiện đang mở lớp dạy TCQ, Dưỡng sinh tại Bến Tre) cứ năn nỉ tôi dạy bài này. Sau một thời tuần nghiên cứu, cuối cùng tôi đã đặt lời thiệu mới và biên soạn lại các chiêu thức và hình thành bài Trân Châu vũ mới gồm 24 thức (tăng thêm 6 thức, trong đấy cố tình giữ nguyên mấy thức đầu vì tôi cho rằng những kỹ thuật này động tác mềm mại, uyển chuyển, tư thức đẹp, lại lợi cho việc luyện khí chữa bịnh... đó là nguyên do của việc hình thành bài Thái cực Trân Châu Vũ của nhà họ Thiều.
Thực ra, tôi có ý định in cuốn sách "Tự học Khí Công KHÔNG CẦN THẦY" trong đó có giới thiệu rõ nguồn gốc, xuất xứ của bài này trong giáo trình (vì bài Trân Châu vũ được soạn dùng để luyện khí - loại động công) nhưng do nhiều lý do, đến giờ sách cũng chẳng muốn viết nữa.
Xin gửi kem cho bạn Lời thiệu của bản cũ trtước tôi được học và lời thiệu mới do tôi soạn.
Chúc bạn một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn.
Trân Trọng !
Võ sư: Thiều Ngọc Sơn
Thiệu cũ với 18 thức mà Thiều Gia học được vào 2001
Thiệu mới do Thiều lão gia biên soạn vào ngày 17/12/2009
Để trả lời thỏa đáng và thật chính xác câu hỏi của bạn Đỗ Thanh Tùng, Thiều gia đã phải mất cả buổi trưa hôm nay (23/1) để lục lại giấy tờ, tài liệu nhằm minh chứng cho mình không phải là "Đạo Võ". Nhân đây, cũng xin được đính chính lại cho thật chính xác như sau:
- Thời gian Thieugia học bài này là 2001 chứ không phải là năm 2000 như đã trả lời bạn Thanh Tùng ở trên (trong bản thảo ghi rõ là học vào năm 2001, các bạn đọc kỹ phần giới thiệu trong hình phía dưới).
- Thời gian biên soạn được Thieugia ghi bằng chữ Hán trên góc tấm hình là ngày chính thức là ngày 19.11. năm Kỷ Sửu tức nhằm đúng vào Chủ Nhật, ngày 03/12/2009. (trong phần trả lời bạn Đỗ Thanh Tùng nhớ nhầm là sáng tác vào năm 2005), âu là già nên lẩm cẩm chăng ?... hi hi.
Bản thảo của bài KHÍ CÔNG THÁI CỰC TRÂN CHÂU VŨ, góc trên cùng bên phải ghi rõ ngày, tháng soạn thảo bằng chữ Hán
Ghi rất rõ nguồn gốc, xuất xứ của bài Trân Châu vũ mục tại mục, hai nhỏ (2)
Toàn bộ bản thảo Giáo trình "HỌC KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY" dự định in sách của Thiều gia
---------------------------------------------