Login Form

Số Người Truy cập

04453432
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
233
384
2405
2806914
13285
28301
4453432

2024-11-21 09:35

Võ Thuật Thiều Gia - Võ Tự Vệ

Giới thiệu: THIỀU GIA CÔN PHÁP

武术精华 - 韶家武派

THIỀU GIA CÔN PHÁP TỔ HỢP
韶家棍法组合

Phần I:     

CÔN THUẬT GIẢN GIỚI

Đối với người Trung Quốc, "côn" có nghĩa là đoạn cây (chữ côn 昆 có thêm bộ mộc = 棍 = gậy). Người Trung Quốc 中国 có nơi còn gọi côn là cây棒 "bổng", thời xa xưa nữa thì côn còn có tên là "đĩnh" hay "bội". Đối với người Việt, đại đa số gọi côn là "gậy" nhưng cũng có nơi gọi bằng cái tên khác, chẳng hạn người miền trung lại gọi gậy bằng "roi". Chẳng thế mà trong dân gian vẫn thường có câu:

Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định múa roi đi quyền.

       Tên gọi tuy có khác, nhưng thật ra cũng chỉ là một thứ mà thôi. Côn là thứ binh khí không có lưỡi mà chỉ có hai đầu gọi là đầu gốc "bả" và đầu ngọn "đỉnh", hai đầu này cũng có khi được làm bằng nhau hoặc có khi không bằng nhau. Côn nguyên thủy chủ yếu được làm từ khúc cây và được xưng là "bách binh chi tổ" 百兵之祖 tức tổ của trăm loại binh khí. Càng về sau, côn ngày càng được chế tác ra lắm kiểu lắm cách, có côn dài (trường côn), côn ngắn (đoản côn), nhị khúc, tam khúc, phụ tử côn (đoạn lớn đoạn nhỏ), có côn bằng tre, bằng gỗ, bằng cao su, bằng sắt (thiết bổng).....

v  s thiu ngc  sn

Tác giả: Võ sư Thiều Ngọc Sơn trong sắc phục An Ninh Nhân Dân

Côn có từ lâu trong lịch sử , nguyên là một vật dụng dùng trong sản xuất, săn bắt chủ yếu trong đời sống xã hội nguyên thủy khi xưa. Côn là thứ binh khí dễ chế tác nhất và có đầy dẫy ở tất cả các nơi nên được giới võ thuật đặc biệt coi trọng.

        Phép đánh của côn (côn pháp) về cơ bản thường có các phép sau: phách, kích, trạc, giá, lan, bạt, nhiễu, áp, điểm, sao, liêu, tảo, suất, phao, băng, khảm, vũ hoa ....... thiên hình vạn trạng, biến hóa khôn lường và cực kỳ dũng mãnh. Tất cả các phép đánh này chính là cha đẻ, là cơ sở, nền móng hình thành phép đánh của các loại binh khí sau này như thương, kích, mâu, sản, đại đao...... vì thế mới có danh xưng "bách binh chi tổ". Muốn giỏi côn thuật, người luyện phải có một căn bản võ thuật thật vững chắc, có sức khỏe. Khi luyện côn thuật, kình lực phát ra từ chân, hông và cánh tay rất lớn, đặc biệt là cổ tay phải thả lỏng, có như thế việc đóng mở, xoay chuyển mới tự nhiên, động tác mới tròn trịa và linh hoạt. Thân pháp, nhãn pháp và côn pháp phải được kết hợp một cách nhuần nhuyễn thuần thục. Khi vũ động thì khí thế cực kỳ dũng mãnh, công thủ cẩn mật, tiếng gió phát ra ào ào, khí thế mau lẹ, có uy lực áp chế địch nhân.

Read More

Luyện côn thì có phép đơn luyện, phép song đấu, tạp đấu; côn đấu côn, côn đấu thương, côn đấu đao kiếm.... Trong côn thuật do có nhiều nội dung và đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung thường có hai loại hình tập luyện như sau:

1.  Coi trọng tính thực chiến, trọng tính kỹ thuật: Trong tập luyện nặng về phép đánh cơ bản, côn pháp tuy không nhiều nhưng thực dụng, hiệu quả chiến đấu rất cao. Phép tập, thường lúc đầu là đơn luyện, sau đó kết hợp song đối luyện, tập luyện và tạp luyện có bảo hiểm.

 2.  Coi trọng hình thức nghệ thuật: Loại hình này côn pháp đa dạng, phong phú, độ khó cao, tư thức thập phần hoa mỹ nhưng không thực tế, tính chiến đấu không cao, nặng về hình thức, nặng về biểu diễn, chỉ cốt múa cho đẹp.

 Nhìn chung dù ở loại hình tập luyện nào, khi vũ động côn yêu cầu phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ và hài hòa giữa thần, ý, khí với côn pháp. Sự đồng bộ và thống nhất trong khi múa côn, diễn luyện đều có giá trị rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, sức bền. Bồi bổ nghị lực, bản lĩnh ngoan cường, lòng quyết tâm và tinh thần dũng cảm.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ, thời của các loại vũ khí tối tân và hiện đại. Chính vì thế mà võ thuật không được mấy ai coi trọng, việc tập luyện võ thuật hiện chỉ được coi như một vận động mang tính thể dục. Mặt khác, đối với mọi người thời gian lúc này là vàng bạc, việc làm thế nào trong thời gian ngắn có thể tập môn côn thuật với kết quả cao nhất quả là không dễ chút nào. Với mục đích nhằm giúp cho các võ sinh nói riêng và những người hâm mộ, những người còn quan tâm đến võ thuật nói chung và môn côn thuật nói riêng nắm bắt một cách chóng vánh, sử dụng thành thạo các kỹ thuật côn thuật và các loại binh khí dài khác một cách dễ dàng. Nay giới thiệu và ra mắt tiếp "Côn pháp tổ hợp " (mười tám tổ hợp côn thuật), cùng với các tập "Hộ môn quyền - thập bát thức", "Kiếm pháp tổ hợp ", "Phiến pháp tổ hợp", Đây là những tài liệu nằm trong giáo trình giảng dạy võ thuật và được dùng làm tài liệu chính để huấn luyện lớp "võ thuật - tự vệ" tại công viên Gia Định, TP.HCM.

Thập bát tổ hợp côn thuật được trích rút từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy võ thuật. Từ nhiều nguồn tư liệu, thư tịch, liên quan đến dưỡng sinh thuật, y thuật; quyền thuật, côn thuật, thương thuật của nhiều hệ phái trong võ lâm Trung Hoa.

Thập bát tổ hợp côn thuật bao gồm tất cả các kỹ thuật côn pháp cơ bản, được kết cấu chặt chẽ, mật thiết, từ đơn giản đến phức tạp, động tác phong phú đa dạng, tư thức hoa mỹ, kỹ thuật biến hóa, phù hợp với tố chất của người Việt. Trong thập bát tổ hợp có sự kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt giữa côn pháp và thương pháp, điều này giúp võ sinh không những nắm vững kỹ thuật của côn thuật mà còn có khả năng sử dụng thành thạo các loại binh khí dài khác như: thương, sản, mâu, soa, thanh long đao, xuân thu đao, thiên phương họa kích.....

Thiều gia võ phái xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Phần II

THỰC HÀNH

1. Mã bộ trì côn------ cung bộ phách côn----- mã bộ bạt côn----- hoán khiêu bộ mã bộ luân phách côn------ tả hữu tà kích côn------- khiêu bộ, mã bộ bảo côn------ tả cung bộ kích côn------- hữu trắc cung bộ án côn.

2. Mã bộ trì côn------ hữu tả tà kích côn------ hữu hư bộ bạt côn----- tha bộ kích côn----- khiêu bộ lan nhiễu trạc côn------- chuyển thân hữu cung bộ liêu trạc------ trắc cung bộ áp côn.

3. Mã bộ trì côn------ cung bộ phách côn----- hữu hư bộ hạ cách----- tả khấu thối trạc côn----- hữu hư bộ án côn ----- tả sáp bộ lan nhiễu trạc côn------ hữu sáp bộ lan nhiễu trạc côn----- tả sáp bộ lan nhiễu trạc côn ------ trắc cung bộ án côn.

{flv}conthuat_thieugia{/flv}

Biểu diễn côn thuật: Trần Chí Hoàng Anh, Trần Trung Đông và Thiều Minh Nhật

4. Mã bộ trì côn------ tả cung bộ tà kích côn ------ hữu hư bộ bình bạt côn ------ phiên thân sáp bộ, cung bộ phách------- khiêu bộ mã bộ bảo côn ------ cung bộ tà kích côn------- hữu tà kích thối, cung bộ phách côn ------ khiêu bộ, mã bộ bảo côn----- tả cung bộ thượng giá côn.

5. Mã bộ trì côn----- sáp bộ vân côn------ mã bộ phách côn------ hữu tả khấu thối trạc côn------ tả hư bộ án côn------ hoành bộ trạc cách côn ------ đằng không trạc côn------phiên thân hữu cung bộ giang côn.

6. Mã bộ trì côn------ cung bộ phách côn------ hữu hư bộ hạ cách ------ sáp bộ nhiễu, thượng trạc côn------ hồi thân cung bộ tà trạc------ đề tất hạ điểm côn------ tả hữu hư bộ liêu------- chuyển thân phó bộ suất côn ------ phiên thân khấu thối, cung bộ ỷ côn.

7. Mã bộ trì côn----- hoành bộ vân côn----- tả sáp bộ bối côn thôi chưởng ------ thượng bộ vũ hoa côn----- phiên thân bối hậu vũ hoa côn------- ngưỡng thân xoa bộ hậu sao côn------ thố bộ trừu côn thôi chưởng.

8. Mã bộ trì côn------ cung bộ phách côn-------- hoành khiêu bộ vân côn ------ hữu cung bộ bạt côn------ chuyển thân khiêu bộ vân côn-------- tả cung bộ tà kích côn-------- hữu hư bộ bạt côn------ tả đề tất điểm côn (h. nam)------ hữu đăng cước, cung bộ trạc côn------ hồi thân tả cung bộ trạc------ tả hư bộ áp côn.

9. Mã bộ trì côn------ hữu hư bộ lan côn------ mã bộ áp côn cung bộ trạc côn------ chuyển thân khiêu bộ vân côn------ mã bộ bạt côn------- hoán khiêu bộ, tả hư bộ phách côn------- tả khấu thối giang côn------ hữu cung bộ hoành khảm côn------ toàn chuyển vân côn------- sáp bộ liêu án chưởng.

10. Mã bộ trì côn------ tả đề tất thượng lan côn----- cung bộ nhiễu trạc------ khiêu bộ cung bộ trạc côn----- hồi thân hữu cung bộ lượng côn ---- hành tẩu giang côn----- tịnh bộ thôi chưởng.

11. Mã bộ trì côn------ Tả hư bộ hạ cách côn-------- mã bộ áp, cung bộ trạc côn------ chuyển thân trừu côn------- hồi đầu trạc côn------ đơn thủ phao côn------ đằng không trắc soại thối---- đằng không phiên chuyển hạ trạc côn.

12. Mã bộ trì côn----- tịnh bộ trạc côn------ hoành bộ bả côn thôi chưởng ----- hữu tảo thối thượng bộ tảo côn----- hồi thân sáp bộ bối côn---- phiên thân vân tảo---- thượng bộ đằng không phó bộ suất côn----- đơn thủ phao côn----- tả hư bộ án côn.

13. Mã bộ trì côn----- sáp bộ bạt côn thôi chưởng------ toàn chuyển vân tảo côn------- thượng bộ vân tảo, sáp bộ bối côn hồi đầu thôi chưởng------ thượng bộ vân, tả cung bộ tà kích------ lang thang bộ hữu tả điểm côn----- thượng bộ đằng không, phó bộ suất côn------ phao côn tả đinh bộ điểm côn.

14. Mã bộ trì côn----- tả hư bộ hạ cách côn----- mã bộ áp côn cung bộ trạc------sáp bộ cung bộ hạ lan côn----- xoa bộ tả hoành khảm côn---- thượng bộ tả đề tất thôi chưởng------ tẩu bộ giang côn------ đằng không phản trạc côn------ Hữu trắc cung bộ án côn.

15. Mã bộ trì côn------ hư bộ hạ cách côn------ mã bộ nhiễu áp, cung bộ trạc côn----- thượng bộ bối tàng côn------ đạn côn thượng bộ tiếp------ đơn thủ phao côn----- hồi thân phó bộ suất côn------ đơn thủ phao tiếp côn ------ thượng bộ tọa bàn hạ trạc côn.

16. Mã bộ trì côn----- tả sáp bộ vân côn thôi chưởng----- thượng bộ vũ hoa côn------ kích bộ toàn phong cước------ hữu sáp bộ, thượng bộ vân côn------ hoành khóa, trắc cung bộ tả giang côn.

17. Mã bộ trì côn----- hữu hoành bộ giang côn----- thượng bộ vân côn ----- tảo côn yến tử ------ tọa bàn bảo côn.

18. Mã bộ trì côn----- khiêu bộ, mã bộ bảo côn------ tả cung bộ thượng giá côn ------ tả hư bộ hạ cách côn------ sáp bộ thượng giảo côn ------ chuyển thân đơn thủ bình luân côn----- bối côn tả thôi chưởng ----- chuyển thân vân tiếp côn------ tịnh bộ bối côn lượng chưởng.

Thiều gia xin trân trọng giới thiệu./.

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG