Login Form

Số Người Truy cập

04232717
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
6
763
6925
2583821
14323
15674
4232717

2024-04-20 00:30

Võ Thuật

"NGŨ TỰ CA QUYẾT" Chiếc chìa khóa mở cửa cho người học TCQ

Dưới đây là nguyên văn bài viết của Võ sư Thiều Ngọc sơn trên website Thái cực Trần gia.

"NGŨ TỰ CA QUYẾT" Chiếc chìa khóa mở cửa cho người học TCQ

gửi bởi anhkiet vào ngày 26 Tháng 1 2011, 04:03

Mỗi một môn vận động, đặc biệt là các loại hình vận động mang màu sắc huyền bí, ảo diệu như Khí công (trong đó bao gồm cả Đạo dẫn thuật, Thổ nạp thuật, Thiền, YoGa..), thuật trường sinh bất tử, Cải lão hoàn đồng, Thuật tu tiên của Đạo gia... tất cả các môn, đều có những ca quyết, bí kíp riêng của mình. Trước là phản ánh "nhân sinh quan" của mìnhtrước thế giới tự nhiên, phản ánh những quan điểm của tông phái đối với XH.

Những ca quyết đó đồng thời cũng là tinh hoa, được rút tỉa từ những kinh nghiệm tu luyện thực tế của các bậc tiền bối, các nhà nghiên cứu xưa, có khi là sự kế thừa của nhiều đời, nhiều thế hệ; chúng là Kim chỉ nam giúp những người tu luyện sau nắm bắt được một cách mau chóng những yếu lĩnh, động tác kỹ thuật và giúp cho việc tu luyện đạt hiệu quả cao nhất đối với những bộ môn mà mình yêu thích.

Các ca quyết xưa thường được thể hiện bằng một bài thơ (ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn), có khi chỉ là một câu, thậm chí chỉ là một chữ... Ví như: Trong phép tu tiên đắc đạo của các môn đồ Đạo gia (Đạo gia do Lão Tử sáng lập và được hậu thế tôn xưng là Đạo gia Giáo chủ) thì bí kíp chỉ nằm gói gọn trong 3 chữ "Tinh-Khí-Thần" và một câu khẩu quyết gồm 4 chữ "Thanh tâm quả dục"; lại như môn Thái cực công hay còn gọi là "Tiên thiên trường quyền" gồm 37 thức, là môn phái có nguồn gốc từ thời nhà Đường (Trung Quốc), do ẩn sĩ tên Hứa Tuyên Bình và Lý Đạo tử (Lý Đạo Tử từng lên núi Võ Đang và tu luyện tại Nam Nhạc) truyền lại. Đến đời nhà Minh có một số quyền gia nổi tiếng như Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Trương Tùng Khê, Mạc Cốc Thanh... (cũng theo dật sử thì nhóm người này có lên núi Võ Đang và bái Trương Tam Phong làm thầy) là những người kế thừa Tiên thiên Trường quyền đời Đường Tống (xin nói thêm cháu 17 đời của Tống Viễn Kiều là Tống Thư Minh đã từng dùng phép "thôi thủ" đánh ngã cả ba nhà quyền thuật nổi tiếng là Ngô Giám Tuyền [1870-1942 người] học trò của Dương Ban Hầu, Hứa Vũ Sinh,Kỷ Đức [học trò của Dương Kiện Hầu]. Sách chép rằng sau khi "tâm phục khẩu phục" cả ba nhà quyền thật đều bái Tống Thư Minh làm thầy. Nhưng Tống Thư Minh bắt họ phải cam kết là không được truyền ra ngoài. Kỷ Đức nói: "Tôi học nghề chính cốt để truyền ra ngoài, nếu giữ bí mật ko truyền ra cho người khác thì học làm gì?". Sách chép rằng Tống Thư Minh có soạn sách Quyền Phổ và Nội Công Nguyên Đạo nhưng tiếc là không dạy cho ai nên về sau môn của ông bị thất truyền!) và ca quyết của Tiên Thiên Trường Quyền (đến nay vẫn có nhiều người nhầm và cho đây là ca quyết của TCQ. Nếu để ý ta sẽ thấy trong ca quyết đều toát lên quan điểm vô vi của đạo Lão, của những người ẩn dật) như sau:

Read More

 无声无象 Vô thanh vô tượng
全身透空 Toàn thân thấu không
物自然 ứng vật tự nhiên
西山悬磬 Tây sơn huyền khánh
虎哄猿鸣 Hổ hống viên minh
水青河 Thủy thanh hà tĩnh
翻江倒海 Phiên giang đảo hải
尽性立命 Tận tính lập mệnh.

           Đấy là ca quyết của Thái cực công, vậy Thái  cực quyền thì sao?

           Trước  hết, chứng ta cần phải hiểu: Thái cực quyền là một môn võ thuật. TCQ có nguồn gốc phát triển từ rất lâu đời trong lịch sử TQ. TCQ là tinh hoa, là di sản quí báu của dân tộc Trung Hoa, nó là sản phẩm được kết tinh từ những giá trị VH, hấp thụ tư tưởng của Triết học cổ đại, từ Y thuật, Võ thuật, Binh pháp... Vậy TCQ có "Ca Quyết" Không? Thật ra từ trước đến nay không thấy ai nói đến ca quyết của Thái cực quyền mà chỉ nghe, thấy những Bài luận về TCQ, về Thái cực thập tam thế, Thập tam thế hành công tâm giải, hay TCQ thập yếu v.v. Vậy ca quyết của Thái cực quyền là gì?

          Để giúp các bạn yêu thích bộ môn TCQ, người viết xin giới thiệu nguyên bản "Ngũ tự ca quyết" từ tiếng Hoa do Lý Diệc Cầm (còn gọi là Lý Diệc Dư) soạn. Đây chính là chìa khóa mở toang cánh cửa của Thái cực quyền. Là cơ sở lý luận giúp người học Thái cực quyền hiểu và nhận thức đầy đủ nhất về bộ môn Thái  cực cũng như các thuật dưỡng sinh khác. Ca quyết của Thái cực quyền do Lý tiền bối soạn cũng chỉ gói gọn trong 5 chữ, và có nội dung như sau:

一曰心静 Nhất viết Tâm tĩnh
二曰身灵 Nhị viết Thân linh
三曰气敛 Tam viết Khí liễm
四曰整劲 Tứ viết chỉnh Kình
总归神 Tổng quy Thần tụ

Nguyên văn "Ngũ tự ca quyết" của (Lý Diệc Dư)

gửi bởi anhkiet vào ngày 27 Tháng 1 2011, 11:16

Ở bài trước người viết đã trình bày và giới thiệu sơ lược về nội dung "Ca quyết" của Thái cực quyền do Lý Kinh Luân (tức Lý Diệc Cầm, tự là Diệc Dư [1832-1892], cháu gọi Vũ Vũ Tương bằng cậu. Người cùng Vũ Vũ Tương nghiên cứu và chỉnh lý, bổ xung và hoàn thiện hệ thống Vũ thức TCQ; trước tác của ông có "Ngũ tự ca quyết", "Tán phóng mật quyết", "TCQ tiểu tự", "Tẩu giá đả thủ hành công yếu ngôn"). Để góp phần cho các bạn học tốt bộ môn Thái cực quyền. Nay xin đăng nguyên văn tiếng Hán - Việt "Ngũ Tự Ca Quyết" (trích từ sách Khí công Thái cực quyền, tác giả Chu Niệm Phong do Thiên Tân Đại học xuất bản xã phát hành), và tôi cũng có tham khảo, đối chiếu bản từ Vũ thức Thái cực quyền... Nguyên văn Ngũ tự ca quyết cùng với chiết tự từng chữ của Lý tiền bối như sau:

一曰心静 Nhất viết Tâm tĩnh
二曰身灵 Nhị viết Thân linh
三曰气敛 Tam viết Khí liễm
四曰整劲 Tứ viết chỉnh Kình
总归神 Tổng quy Thần tụ

Phần chiết tự:

- Nhất viết Tâm tĩnh: Tâm bất tĩnh, tắc bất chuyên, nhất cử thủ tiền hậu tả hữu toàn vô định hướng, cố yêu Tâm tĩnh. Khởi sơ cử động, vị năng do kỷ. Yêu tức tâm thể nhận, tùy nhân sở động, tùy khúc tựu thân, bất đâu bất đỉnh, vật tự thân súc. Bỉ hữu lực, ngã diệc hữu lực, bỉ vô lực, ngã diệc vô lực, ngã ý nhưng tại tiên. Yêu khắc khắc lưu tâm, ai hà sứ, tâm yêu tại hà sứ, tu hướng bất đâu bất đỉnh trung thảo tiêu tức. Tùng thử tố khứ, nhất niên bán tải, tiện năng thi vu thân. Thử toàn thị dụng ý, bất thị dụng kình. Tắc nhân vi ngã chế, ngã bất vi nhân chế hỉ.

Dịch nghĩa (tạm dịch thoát):

Một nói tâm tĩnh: Vì sao tâm tĩnh? Tâm không tĩnh! Chuyên chú làm sao, mỗi một cử động, toàn chuyện tào lao, làm không chủ đích, trước sau trái phải, công thủ lung tung, toàn vô định hướng... Cũng chính vì vậy, yêu cầu tĩnh tâm. Lúc đầu mới tập, không thể tự chủ, chưa tự tĩnh được tâm, nên cần quan sát, nhớ phải tùy người, để ta hành động, tùy việc mà theo, lúc nào nên khuất, lúc nào nên cương, cần nên linh hoạt. Chớ tự động làm, người ta dụng lực, ta cũng dụng lực, thiên hạ vô lực, ta tuy vô lực, nhưng ý đề phòng... phải luôn ghi nhớ, khắc cốt ghi tâm. Tâm (ý) thủ tại đâu, khí nên tại đấy, không sớm không muộn, nghỉ ngơi hợp phép, "Thủ dật đãi lao" (lấy nhàn hạ đối phó với mệt nhọc)... cứ y như thế, sáu tháng một năm, khả năng đắc dụng. Lại cần phải nhớ, chỉ dụng ý thôi, chớ có dụng kình. Nếu làm được vậy, địch do ta chế, làm gì nổi ta.

- Nhị viết Thân linh: Thân trệ, tắc tiến thối bất năng tự như, cố yêu Thân linh. Cử thủ bất khả ngai tượng, bỉ chi lực phương ai ngã bì mao, ngã chi ý dĩ nhập bỉ cốt lý. Lưỡng thủ chi sanh, nhất khí quán xuyên. Tả trọng tắc tả hư, nhi hữu dĩ khứ; hữu trọng tắc hữu hư, nhi tả dĩ khứ. Khí như xa luân, chu thân cụ yêu tương tùy, hữu bất tương tùy xứ, thân tiện tán loạn, tiện bất đắc lực, kỳ bệnh vu yêu thối cầu chi. Tiên dĩ Tâm sử Thân, tùng nhân bất tùng kỷ, hậu Thân năng tùng Tâm, do kỷ nhưng thị tùng nhân. Do kỷ tắc trệ, tùng nhân tắc hoạt, năng tùng nhân thủ thượng tiện hữu phân thốn, xứng bỉ kình chi đại tiểu, phân ly bất thố; quyền bỉ lai chi trường đoản, hào phát vô sai. Tiền tiến hậu thoái, xứ xứ kháp hợp, công di cửu nhi kỹ di tinh hỉ.

Dịch tạm:

Hai nói thân linh: Vì sao như thế? Thân không linh hoạt, chắc chắn nặng nề, tiến thoái làm sao? Vậy ta mới nói, yêu cầu thân linh. Thân linh? Tức không đần độn, địch nhân dụng lực, vừa chạm đến lông, ta đây đã biết (âm mưu ý đồ của địch nhân). Hai tay chống đỡ, bốn hướng tám phương, hết hư lại thực; khí như xa mã, chạy khắp toàn thân, không nên ngưng trệ. Khí ngưng trệ! Toàn thân tán loạn, bệnh bởi do đâu? Bệnh từ bộ pháp (thối =  chân trụ), thứ đến do eo, cần suy  cho kỹ, dùng ý dẫn thân (đánh cái gì, đánh vào đâu, phải hiểu rõ và thực hiện thật đúng cách), tùy người mà đánh, cứ thế mà làm; lúc đầu hơi khó, nhưng cố gắng lên, thế nào cũng được. Do mình thì bậy, do người là thành (tức nương theo đối phương mà chống trả) cứ y như thế, công thủ nhịp nhàng, cốt đợi thời gian, công thành danh  toại.

- Tam viết Khí liễm: Khí thế tán mạn, tiện vô hàm súc, hô vi khai vi phát. Cái hấp tắc tự nhiên đề đắc khởi, diệc nã đắc nhân khởi, hô tắc tự nhiên trầm đắc hạ, diệc phóng đắc nhân xuất. Thử thị dĩ Ý vận Khí phi dĩ lực sử khí dã.

Dịch:

Ba là Khí liễm (thu vào): Khí tản mạn, làm sao có lực? Hô hấp lung tung, làm sao thắng địch. Muốn thắng địch? Hô hấp tự nhiên, dùng ý vận khí, không nên dùng lực. Hít vào người nổi, thở ra thân chìm, làm được như thế, mới thắng được nhân. 

- Tứ viết chỉnh Kình: Nhất thân chi Kình, luyện thành nhất gia. Phân thanh hư thực, phát kình yêu hữu căn nguồn. Kình khởi vu cước căn, chủ vu yêu gián, hình vu thủ chỉ, phát vu tích bối. Hựu yêu đề khởi toàn phó tinh thần, vu bỉ kình tương xuất vị phát chi tế, ngã kình dĩ tiếp nhập bỉ kình, kháp hảo bất hậu bất tiên. Như bì lạn hỏa, như tuyền dũng xuất. Tiền tiến hậu thoái, ti hào bất loạn, khúc trung cầu trực, súc nhi hậu phát, phương năng tùy thủ tấu hiệu, thử vị "Tá lực đả nhân", Tứ lạng bạt thiên cân dã.

Dịch nghĩa:

Bốn nói chỉnh kình (khi phát kình, động tác cần chuẩn xác): Kình lực của ta, do luyện mà có, cần hiểu cho rõ, chớ uổng phí kình. Kình có do chân (bộ pháp chắc chắn = trạm trang ổn cố), dồn súc tại eo, phát do cột sống, thành tại chân tay. Lại như phải nhớ, đánh được hay không? Toàn nhờ bản lĩnh. Địch nhân chưa phát (kình), ta đã đến nơi, không sau không trước, như lửa bén rơm, nước khơi đúng mạch, trước tiến sau lui, không sau không trước, ổn cố an thư, bất năng tán loạn. Khúc trung cầu trực, co là để phát, nào phải sợ ai? Nước đục mò cá, Mượn lực đánh người, Anh hùng là thế.

- Ngũ viết Thần Tụ (tổng qui Thần tụ): Thượng tứ giả cụ bị, tổng qui Thần tụ. Thần tụ tắc nhất khí cổ trú, luyện Khí quy Thần. Khí thế đằng na, tinh thần quán chú. Khai hợp hữu chí, hư thực thanh sở. Tả hư tắc hữu thực, hữu hư tắc tả thực. Hư phi toàn nhiên vô lực, khí thế yêu đằng na. Thực phi toàn nhiên chiếm sát, tinh thần yêu quí quán chú. Khẩn yếu toàn tại hung trung yêu gián vận hóa, bất tại ngoại diện. Lực tùng nhân tá, Khí do tích phát. Hồ năng Khí do tích phát, Khí hướng hạ trầm, do lưỡng kiên thu nhập tích cốt, chú vu yêu gián, thử Khí chi do thượng nhi hạ dã, vị chi hợp. Do yêu hình vu tích cốt, bố vu lưỡng bác, thi vu thủ chỉ, thử khí chi do hạ nhi thượng dã, vị chi khai. Hợp tiện thị thu, khai tiện thị phóng. Đổng đắc khai hợp, tiện tri Âm Dương. Đáo thử địa vị, công dụng nhất nhật, kỹ tinh nhất nhật, tiệm chi túng tâm sở dục, võng bất như ý hỉ.

Dịch thoát:

Năm rằng thần tụ: Bốn cái trên kia, vẫn chưa hoàn mỹ, muốn thật hoàn mỹ, chỉ có tụ thần. Thần tụ khí tụ, "luyện khí qui thần", chẳng phải thế sao? Khí thế phấn chấn, tinh thần tập trung. Công thủ biến hóa, lúc thật lúc hư, hư không phải hư, thực không phải thực, cốt vững bên trong, không vì ngoại diện. Lực mượn của người, phát do cột sống (tích = cột sống), vì sao nói thế? Ấy là khi hít, khí hướng hạ chìm, đồn trú tại eo, thế kêu là hợp. Lại như từ hạ, hướng thượng khí lên, tự nội đến ngoại, tự trong ra ngoài thì kêu là phát. Hợp gọi là thu, Phát kêu là phóng , hiểu được khai hợp, biết được thu phóng, tất hiểu âm dương. Làm được như thế, hiểu được như vậy, "tri bỉ tri kỷ", Hoàn mỹ anh hùng.

Trên là toàn bộ nội dung của "Ngũ Tự Ca Quyết" bằng Hán - Việt. Xin giới thiệu cùng mọi người.

P/s: Phần dịch của Shaolaojia chỉ cốt thoát ý không tập trung trau chút về văn tự. Mong các bạn bỏ quá./.

 

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG