Login Form

Số Người Truy cập

04453689
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
490
384
2662
2806914
13542
28301
4453689

2024-11-21 10:10

Võ Lâm & Nhân Vật Võ Lâm

Phát hiện “thú vị” từ câu đối trong di ảnh của sáng tổ Lâm Hữu Hội

     Theo Võ sư Thiều Ngọc Sơn, trong khi biên soạn các bài báo trước kia viết về cố Võ sư Lâm Hữu Hội và võ phái do ông sáng lập để giới thiệu trên diễn đàn của web võ thuật Thiều gia nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các bạn yêu mến võ thuật. Võ sư Thiều Ngọc Sơn đặc biết chú ý đến tấm di ảnh của cố Võ sư sáng tổ võ phái Long Hổ Hội và nhất là cặp câu đối bằng chữ Hán ghi trong tấm hình...

      Nay Fangzi xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn yêu thích võ thuật bài phân tích của Võ sư Thiều Ngọc Sơn về cặp câu đối trên tấm hình của Sáng tổ Long Hổ Hội (bài viết đã được đăng trong diễn đàn của võ thuật Thiều gia).

[IMG]

Di ảnh của cố Võ sư Lâm Hữu Hội

Read More

       Trước kia shaolaojia tôi đã từng đọc đâu đó, chắc chắn là đã đọc qua, có điều không nhớ đó là cặp câu đối dùng để truy tặng vị anh hùng nào trong các bậc hào kiệt của võ lâm Trung Hoa, có lẽ là câu đối dành cho Hoắc Nguyên Giáp (không chắc chắn lắm) ?. Nội dung hai câu đối như sau:

拳打倒五洲毫杰

Quyền đả đảo ngũ châu hào kiệt

脚刺发翻四海英雄

Cước thích phiên tứ hải anh hùng

Tạm dịch:

       Quyền đả (mỗi khi xuất chiêu) khiến cho các bậc “hào kiệt” trong năm châu phải lăn quay xuống đất

       Cước đá (mỗi khi ra đòn) đủ khiến cho “anh hùng” bốn biển ngã nháo nhào.

      Nghe thôi đã thấy “hoành tráng” rồi, phải không các bạn ?. Nay Shaolaojia thấy trên di ảnh của cố tổ sư có hai hàng chữ Hán, hàng bên phải (tức bên trái sáng tổ) là :

龙飞宇宙惊

LONG PHI VŨ TRỤ KINH

Bên trái là :

虎伏山林靖

HỔ PHỤC SƠN LÂM TĨNH

       Không biết người nào viết cặp đối trên để kính dâng và truy tôn công đức của cố Võ sư Lâm Hữu Hội ? Thế nhưng, tuy kiến thức thô lậu nhưng Shaolaojia tôi cho rằng đây là cặp câu đối rất hay, rất chỉnh. Nay xin được phép bàn sơ về đôi câu đối.

[IMG]

Môn sinh của võ đường Long Hổ Hội chụp ảnh cùng Thầy

      Trong trong quan niệm của người Á Đông, rồng là linh vật, là Totem. Rồng tượng trưng quyền năng tối thượng bởi vậy chỉ có vua mới được xem là bậc chí tôn, chỗ của vua ngồi dân gian gọi là bệ rồng, giường vua nghỉ người ta gọi là long sàng, thân thể của vua được gọi là long thể (ngọc thể), áo vua mặc thiên hạ gọi là long bào, nơi vua tắm nhân dân gọi là long trì v.v. Rồng là biểu tượng của quyền uy, quyền sinh quyền sát, rồng đem đến cho con người những điềm cát tường và ngược lại rồng cũng có thể đem lại cho thế gian nhiều tai họa khủng khiếp.

      Rồng không quẫy thì thôi, đã quẫy chỉ e thiên hạ đại loạn, bởi thế mới có câu “Long phi vũ trụ kinh”.

[IMG]

Long phi vũ trụ kinh

      Ngoài rồng, trong tín ngưỡng của các dân tộc Á Đông còn một biểu tượng khác cũng đại diện cho uy quyền đó là hổ, hổ là chúa tể của sơn lâm nên hổ không những đại diện cho sức mạnh, cho sự linh lợi, dũng mãnh can trường và tuy không có chức năng ban phát nhưng trong dân gian, người ta quan niệm rằng hổ có khả năng trừ khử yêu ma bởi vậy hổ thường được tôn thờ như một linh vật để trấn trạch trừ tà (Tả thanh long - Hữu bạch hổ, ý nghĩa trong thuật phong thủy, cát trạch chính là ở chỗ này).

      “Hổ Phục sơn lâm tĩnh” (hổ nằm yên thì cả rừng núi lặng yên) cũng đã ngầm nói lên cái sức mạnh, cái quyền uy, tính chủ động, sự chi phối, tác động đến muôn loài của hổ.

[IMG]

Hổ Phục sơn lâm tĩnh

dsc03175

Võ sư Thiều Ngọc Sơn đang tập viết tiếng hoa tại công viên Gia Định

 

     Chỉ vẻn vẹn mười chữ nhưng lột tả hết tính cách phong lưu, lãng tử nhưng vô cùng uy vũ của Tổ sư Lâm Hữu Hội nói riêng và của môn phái do cố võ sư sáng lập nói chung.

Tp. HCM, ngày 20/3/2013
Tác giả: Võ sư Thiều Ngọc Sơn
---------------------------------------------------------------------------

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG