Chuyện Làng Văn
BÀI DỤ TỰ TRÁCH MÌNH CỦA VUA TỰ ĐỨC
Tự Đức 嗣德 (1829 – 1883), tên húy là Hồng Nhậm 洪任, miếu hiệu là Dực Tông 翼宗. Tự Đức là một tín đồ tích cực của Khổng giáo, một ông vua cực kỳ thông minh và có tài văn học. Sử mô tả, vua có dáng vẻ của một nho sinh, không cao không thấp, hơi gầy, mặt hơi dài, cằm nhỏ, trán rộng mà thẳng, mũi cao mà tròn, hai con mắt tinh mà hiền. Có thể nói Tự Đức là một người uyên bác nhất thời bấy giờ, thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo và là ông vua cực kỳ hiếu thảo với mẹ.
Tự Đức trị vì đất nước trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn thử thách mang tính sống còn. Nhà vua tính tình hiền lành, thiếu tính quyết đoán và thường phải dựa vào triều thần để bàn việc… cho nên xảy ra vụ cắt ba tỉnh (Biên Hòa, Định Tường và Gia Định) cho Pháp theo hòa ước Nhâm Tuất (1862) và để mất nốt ba tỉnh Nam kỳ (gồm Vĩnh Long, An Giang và tỉnh Hà Tiên) vào năm Tự Đức thứ 20 (1867). Bài dụ tự trách mình được làm vào năm Tự Đức thứ 30 (1877) lúc này nhà vua đã 48 tuổi.
Dụ rằng: Trẫm còn nhỏ tuổi, được lên ngôi báu, nhờ phúc ấm lúc mà nhà nước toàn thịnh,việc nước việc đời chưa từng để ý, không hiểu lời dặn “Ở lúc yên phải nghĩ lúc nguy”[1], đam mê theo sự vui chơi.
SƯ TĂNG CHÙA HÀN SƠN VÀ...
... BÀI THƠ “PHONG KIỀU DẠ BẠC”
枫橋夜泊
Trương Kế 张继[1], nhà thơ sống vào đời Đường. Trong một đêm nghỉ tại bến Phong Kiều (thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô), phần do nơi đất khách, lại trước cảnh điều hiu của sông nước làng chài nên Trương tiên sinh mới cảm thán mà làm bài thơ “Đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều”, hai câu đầu của bài thơ như sau:
Nguyệt lạc Ô Đề[2] sương mãn thiên
月落乌啼提霜满天 我
Giang phong[3] ngư hỏa đối sầu miên…
江枫渔火对愁眠
Bến Phong Kiều xưa
KHỔNG TỬ XÉT HỌC TRÒ
TỬ HẠ VẤN KHỔNG TỬ
Tử Hạ hỏi Khổng Tử:
- Nhan Hồi là người thế nào?
Khổng Tử đáp:
- Hồi hơn ta về đức nhân.
Tử Hạ hỏi:
- Tử Cống là người ra sao?
SINH LY TỬ BIỆT
TRANG TỬ BÀN HẬU SỰ
Trang tử hấp hối, các học trò bàn sẽ hậu táng cho thầy. Trang Tử nghe được, bảo:
- Đừng! Ta đã có trời đất làm quan quách, nhật nguyệt làm ngọc bích, các tinh tú làm ngọc châu, lại có vạn vật sẽ đưa ma ta. Như vậy, đồ tang ta chẳng đủ rồi sao? Còn phải thêm gì nữa?
Học trò thưa:
- Chúng con sợ quạ và diều hâu rỉa xác thầy.
Trang Tử bảo:
- Trên thì bị quạ và diều hâu rỉa, dưới thì bị kiến và sâu đục (đằng nào cũng vậy)! Tại sao các con lại thiên vị, cướp của các loài trên mà cho các loài ở dưới?
Nói xong ông lăn ra chết!
Shaolaojia sưu tầm.
CHỬI NGƯỜI THEO KIỂU TRANG TỬ!
TRANG TỬ CHỬI NGƯỜI!
Trang Tử (360 - 280 tr.Cn), người huyện Mông thuộc nước Tống, người kế thừa học thuyết Vô Vi của Lão Tử. Tính ông thích tự do tự tại, khinh khi phú quí, khí khái mà cao ngạo, cay độc mà dí dỏm. Ông đặc biệt rất ghét những kẻ hám tiền, cậy quyền cậy thế. Trên ông chửi từ vua, dưới thì công khanh trọng thần không ai là không chửi.
Người nước Tống tên là Tào Thương khi đi sứ nước Tần chỉ có năm cỗ xe. Vì được lòng nên vua Tần ban cho một trăm cỗ. Khi về gặp Trang Tử, Tào Thương nói: