Chuyện Làng Văn
KHỔNG TỬ - CUỘC SỐNG THĂNG TRẦM CỦA MỘT THÁNH NHÂN !
Lời Bạt của Nguyễn Hiến Lê
Từ xưa tới nay hầu hết các học giả viết về học thuyết Khổng tử đều dùng cả tứ thư lẫn Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Khổng tử gia ngữ… làm tài liệu, như vậy theo tôi không phải là tìm hiểu Khổng giáo trong suốt thời Chiến Quốc, vì trong những sách dẫn trên, ngoài bộ Luận ngữ là đáng tin nhất, còn thì bộ nào cũng chứa nhiều tư tưởng của người sau, không phải của Khổng tử.
|
![]() |
Khổng Tử giáo đồ
Muốn hiểu về Khổng Tử và Đạo Khổng thì không thể không tìm hiểu thông tin về tiểu sử và đời sống của Khổng Tử.
Ngochai sưu tầm.
Để đọc trọn bài viết về đức Khổng Tử, các bạn vào đường link
Giới thiệu bài thơ: MỘT MÌNH UỐNG RƯỢU TRÊN THUYỀN
舟中獨酌
CHU TRUNG ĐỘC CHƯỚC
Tg: 陳光朝
秋滿山城倍寂寥
家書不到海天遙

Read more: Giới thiệu bài thơ: MỘT MÌNH UỐNG RƯỢU TRÊN THUYỀN
Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang !
Năm Bính Dần(1386), vua Trần Phế Đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm mở bữa tiệc ở trong trướng. Có một con cáo từ dưới chân núi đi về phía nam, gặp một con vượn già, nhân bảo:
- Vua tôi Xương Phù[1] vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó.Tính mệnh các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm về, mình sẽ nguy mất. Tôi định đến kiếm một lời nói để ngăn cản, bác có vui lòng đi với tôi không?
Vượn già nói:
- Nếu bác có thể đem lời nói mà giải vây được, đó thật là một việc hay. Nhưng chỉ e nói năng vô hiệu, họ lại sinh nghi, trống sao khỏi cái nạn thành cháy vạ lây, há chẳng nghe câu chuyện hoa biểu hồ tinh ngày trước [2].
Giai thoại về nhà Hồ ở Thanh Hóa...
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na...
Đất Thanh Hóa phần nhiều là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na[1]. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu bụi trần không bén tới, chân người không bước tới. Hằng ngày trong động có nhiều tiều phu gánh củi đi ra, đem đánh đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng, lại nói những việc trồng dâu trồng gai một cách vui vẻ. Ai hỏi họ tên nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời. Mặt trời ngậm núi, lại thủng thỉnh về động. Người đương thời cho là người thuộc hạng Thần môn Tiếp Dư[2], chứ Thái Hòa[3] trở xuống đều không đủ kể .
![]() |
![]() |
Nhà Hồ (1400 - 1407) với sự kết thúc ngắn ngủi...

Giả Đảo & Hàn Dũ
Vào thời Trung Đường có người học trò tên là Giả Đảo 贾岛(Giả Đảo người đất Phạm Dương, nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc. Tự là Lãng Tiên 浪仙, hiệu là Vô Bản 无本, là người tu hành từ nhỏ). Lần ấy khi lên kinh khảo thí, Giả Đảo ghé ngang qua nơi ẩn cư của bạn là Lý Ngưng 李凝 nằm khuất kín trong một cánh rừng. Đêm khuya thanh vắng, bốn phương tịch mịch. Dưới ánh trăng, căn nhà nơi cư sĩ ẩn cư lại càng khiến cho cảnh sắc càng trở nên phiêu lãng. Giả Đảo trong lòng tràn đầy cảm xúc, thi hứng dâng trào, ông bèn ứng khẩu làm bài thơ "Đề Lý Ngưng U Cư" trong đó có hai câu khiến ông vô cùng đắc chí: