Chuyện Xưa Tích Cũ
ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO BỐ
ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO BỐ
Ra khỏi phòng thi, bố lẽo đẽo cầm chiếc mũ chạy theo hỏi: “Con làm được bài không?”, “Liệu được mấy điểm”… Cô bé không nói gì, chỉ quay ngoắt lại nhìn bố, mặt nặng mày nhẹ…
Bố im lặng…
Nhìn cảnh hàng người dạt bên đường, tưởng chừng như cái nắng tháng Bảy đã sấy khô cả ngần ấy sinh thể. Lại nhớ mùa thi năm ấy, nắng cũng oi ả nhưng không gay gắt như bây giờ, bố thấp thỏm ngoài cổng trường, cố kiễng chân sau đoàn người tìm con. Lúc thi xong, con cũng mệt chẳng muốn trả lời, nhưng vẫn tự khích lệ mình, và cả bố: “Con làm cũng được. Chắc sẽ không trượt đâu bố!”.
Thế là bố quên hết cả lưng áo ướt sũng mồ hôi, quên hết cái nắng làm da bố đen sạm, cả nỗi lo… ứa trong khóe mắt.
Trên đường về, bố không nói, nhưng con lạ gì, bố lo lắng hơn cả con.
Ngồi trong phòng thi áp lực một, thì thời gian trông chờ bên ngoài của bố còn đằng đẵng gấp mười. Ai bảo chỉ có các con vất vả ôn luyện ? Nhiều đêm, bố cũng thức cùng ánh đèn phòng học của con, cũng nằm đọc lại bảng tích phân, bảng logarit rồi những công thức loằng ngoằng dằng dặc. Chỉ có điều, mắt bố đã mờ, trí nhớ cũng chẳng còn đủ tốt để định hình về bao nhiêu thứ ấy.
Bố toàn tâm toàn ý lo cho con. Thế cũng đủ gian nan đoạn trường rồi.
Vì thế. Tuyệt nhiên đừng bao giờ nổi cáu với bố. Chúng ta đều chưa làm được gì cho vĩ nhân ấy.
Nếu chúng ta có kém cỏi, đó là lỗi của chúng ta. Đừng đổ thừa cho bố đã không dành nhiều tiền của, thời gian cho mình, cũng đừng nói vì khi xưa bố cũng không tài giỏi. Bố khắc khổ mà chúng ta vẫn lớn lên. Thật ra, bố có phép màu.
Nếu chúng ta có tài giỏi, đó là may mắn của chúng ta. Đừng tự cao Con hơn cha nhà mình có phúc. Bởi, sinh ra và nuôi lớn một người tài giỏi. Bố còn vĩ đại hơn gấp vạn lần.
Đừng quên nhé…
Khi chúng ta thành công, hàng trăm người tung hô cho niềm vui ấy. Đừng quên bố cũng đang khóc vì tự hào.
Khi chúng ta thất bại, trắng tay hay cơ cực, tất cả đã rời bỏ ta. Đừng quên nhé, bố vẫn ở phía sau, quay mặt khóc vì thương con.
…
Nguồn: internet.
Đặc Khu !!!
Đặc Khu !!!
Con Chồn nhậu với con Cu
Giữa chừng hỏi nhỏ “ĐẶC KHU” là gì ?
Con Cu uống cạn một ly
Xong ngồi rao giảng rất chi là dài.
Những là hiện tại, tương lai
Chồn ta cứ thế vểnh tai mà nhìn
Chồn xưa học dốt vãi lìn
Càng nghe càng thấy thần kin bùng nhùng ?!
Con Cu bực bội phát khùng
Cuối cùng tóm tắt nhìn chung thế này:
Ví như con mẹ nhà mày
Có một đám ruộng lâu ngày bỏ hoang.
Đông về rồi lại xuân sang
Cỏ dại, ếch nhái um oang suốt ngày
Mày nghèo sắm đéo nổi cày
Thời lên mạng réo có ai… thuê giùm.
Cuốc cày, gieo hạt tùm lum
Mỗi ngày một thấy um tùm trái cây
Trái thì xuất khẩu sang Tây
Quả thì đem tặng con mày nó xơi
Vài năm sau kiếm đủ lời
Để vườn hoa quả mày xơi dài dài.
Chồn nghe hét lớn: ngàn likes
Mả cha nó thấy “lọt tai” quá chừng
Nhưng sau lại thấy ngập ngừng
Sợ thằng thuê nó không dưng trở cờ
Chồn kêu ai biết chữ ngờ
Nó mà chiếm ruộng, con thơ ăn mày ?
Cu nghe vội ngắt lời ngay
Đĩ bà mày đúng Chồn này dở hơi
Nhà mày vẫn ở đấy thôi
Con mày vác gậy vẫn ngồi… gốc cây
Tàu Tây cũng mướn ruộng hây
Đĩ bà, mất dạy… đuổi ngay chứ đùa.
Hai bên đương lúc được thua
Bỗng nhiên con Chó cũng vừa ghé qua
Chó ta cất tiếng ngân nga
Giọng hay vì nó vốn là Em xi:
Chồn ơi “tĩnh” lại cái đi !
Ruộng nương hoang dã việc gì… cho thuê ?
Môi trường sinh thái yêu ghê
Cứ im lạng êch nhái về… sinh sôi.
Chồn ta suy nghĩ một hồi
Nói đương thối mõm sinh sôi cái gì ?
Một đời người có mấy khi
Thái Lan, Hản xẻng giàu vì… đặc khu
Chó mày chớ có nói ngu
Im ngay không bố nhét Cu vào mồm !.
Phản ứng của "dư luận" về cô giáo chửi học trò là mặt lợn, óc lợn...
CHẲNG QUA LÀ “GIẬN CÁ CHÉM THỚT” ĐẤY THÔI !
Hồi nãy làm về, gặp mấy bà đang ngồi tám ở trái nhà bà Năm “đực” mới đem chuyện cô giáo viên ở Trung tâm tiếng Anh MST (Hà Nội) chửi học trò là đồ mặt lợn, mặt người óc lợn v.v. kể cho mọi người nghe, cốt xem phản ứng của “dư luận” trong khu phố mình như nào.
Nghe còn chưa hết chuyện, mọi người không những nhao nhao chửi bới, mạt sát, thóa mạ vị giáo viên kia một cách hết sức thậm tệ, mà còn thậm tục. Theo đánh giá của một số cháu lớp bốn, lớp năm (đứng hóng chuyện) những từ mà các bà trong khu phố tôi ở còn tục, tệ và nặng gấp vạn lần những từ mà cô giáo Tuyến đã dành tặng cho học viên trong lớp tiếng Anh của mình.
Chẳng hạn:
– Thím Năm “đực”: sau khi nghe chuyện đã thẳng thừng chửi cô giáo Tuyết là “con khốn nạn, là đồ mặt lồn…”.
Biết tính vợ, khi thím Năm mới nói đến đây, chú Năm “đực” đã vội nhảy vô rồi chú dùng nguyên cái bàn tay phu hồ bụm mồm vợ lại, Chú năm bụm chặt là vậy, thế mà tôi vẫn nghe được bốn từ “Đồ mặt lồn trâu” lọt qua khe hở bàn tay phu hồ của chú Năm rồi bay phọt ra ngoài.
– Bà Sáu “bảnh”: Bà Sáu sau khi nghe chuyện, gống như thím Năm, bà thẳng thừng gọi cô Tuyến là: “Chó, đồ mặt người óc chó”.
Theo bà lý giải, chỉ có chó, loại “mặt người óc chó” mới nhận dạy học trò mặt lợn, và chỉ có chó mới đòi ăn tiền… của lợn.
Còn dưới đây, là là nguyên văn ý kiến của cô Ba “phấn” (một gái bán hoa giải nghệ), theo cô Ba: Con Tuyến nó mắc bịnh da liễu nên mới “giận cá chém thớt”. Có ý kiến chất vấn:
– Vì sao biết ?
– Trong nghề mà, nhìn tất biết.
– Cụ thể
– Mắc chứng phong tình, ngứa lồn nên mới thế…
Tôi để ý, thường khi nói chuyện, Ba “phấn” ít khi nhổ nước miếng. Ấy vậy mà hôm nay, sau khi nói xong mấy mĩ tự dành cho cô Tuyến, Ba “phấn” không những nhổ mà còn nhổ rất hăng, nhổ rất nhiệt tình, nhổ xoèn xoẹt…
Còn rất nhiều ý kiến tham gia tranh biện nữa, trong đấy có cả ý kiến của mấy cháu học sinh nhưng nghe đến đây, tôi bỏ về.
Thấy tôi bỏ về, thím Năm “đực” nói với theo “Chú về nhớ tập hợp tối đăng lên phây búc cho cả xóm đọc nhá, nhớ đấy !”.
Hu hu…
Biết chuyện “luận đàm” của mấy bà là tục tỉu quá đấy nhưng nếu xét kỹ, ta thấy thực ra nó là sự phản kháng của số ít người “chân đất mắt toét” trước những phát ngôn bất nhã, thiếu tôn trọng người khác của giáo viên Tuyến. Và những chuyện như này, trong truyền thông người ta gọi là “dư luận”… mà phàm đã là “dư luận” thì vô chừng, kiểu gì chả có đúng có sai, có trong có đục, có tục có thanh…
Tính không đăng nhưng thím Năm đã nói thế nhẽ nào mình lại không tập hợp, không đăng./.
Tp.HCM, ngày 07.5.2018
Nhân_Vô Kỵ
MỪNG NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (30.4.1975 - 304.2018) !
MỪNG NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT !