Login Form

Số Người Truy cập

04232127
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
179
2265
6335
2583821
13733
15674
4232127

2024-04-19 04:53

Chuyện Xưa Tích Cũ

Nhân Và Trí

    Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:

- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:

- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.

Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:

- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.

Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:

- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí?

Read More

Read more: Nhân Và Trí

Tìm Hiền Tài

Sách “Tam Bách tự cố sự” kể:

Thời Tống Thái Tổ, vì khuyết một chức quan khá trọng yếu, Tống Thái Tổ lệnh cho Tể Tướng Triệu Phổ tìm người để bổ vào chức quan đó.

Triệu Phổ vâng mệnh, viết tên người cần bổ dụng dâng lên Thái Tổ. Tình cờ, người được Tể Tướng tiến cử lại là người mà Tống Thái Tổ từ lâu vốn rất ghét. Vừa nhìn thấy, nhà vua đã giận dữ:

-       Người này, làm thế nào mà dùng nổi?

Nói chưa rứt lời, nhà vua cầm tờ giấy xé nát, vứt xuống điện. Triệu Phổ chẳng nói năng gì, lặng lẽ nhặt những mảnh giấy, giấu vào tay áo.

Read More

Ngày hôm sau, Thái Tổ lại đòi Tể Tướng, hỏi đã tìm được người chưa? Triệu Phổ lại dâng lên tờ giấy bị vua xe nát hôm qua, nhưng đã được dán lại cẩn thận. Vừa liếc thấy, Thái Tổ kinh ngạc phán:

-       Làm sao lại vẫn người này?

Triệu Phổ thưa:

-   Trong lúc vội vàng, thần quả không tìm ra người nào thích hợp bằng người này!

Thái Tổ hiểu ra, gật gật đầu:

-       Nếu quả đúng như thế, hãy cứ theo ý khanh mà làm vậy!

Fang zi sưu tầm.

BÀI DỤ TỰ TRÁCH MÌNH CỦA VUA TỰ ĐỨC

Tự Đức 嗣德 (1829 – 1883), tên húy là Hồng Nhậm 洪任, miếu hiệu là Dực Tông 翼宗. Tự Đức là một tín đồ tích cực của Khổng giáo, một ông vua cực kỳ thông minh và có tài văn học. Sử mô tả, vua có dáng vẻ của một nho sinh, không cao không thấp, hơi gầy, mặt hơi dài, cằm nhỏ, trán rộng mà thẳng, mũi cao mà tròn, hai con mắt tinh mà hiền. Có thể nói Tự Đức là một người uyên bác nhất thời bấy giờ, thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo và là ông vua cực kỳ hiếu thảo với mẹ.

Tự Đức trị vì đất nước trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn thử thách mang tính sống còn. Nhà vua tính tình hiền lành, thiếu tính quyết đoán và thường phải dựa vào triều thần để bàn việc… cho nên xảy ra vụ cắt ba tỉnh (Biên Hòa, Định Tường và Gia Định) cho Pháp theo hòa ước Nhâm Tuất (1862) và để mất nốt ba tỉnh Nam kỳ (gồm Vĩnh Long, An Giang và tỉnh Hà Tiên) vào năm Tự Đức thứ 20 (1867). Bài dụ tự trách mình được làm vào năm Tự Đức thứ 30 (1877) lúc này nhà vua đã 48 tuổi.

Dụ rằng: Trẫm còn nhỏ tuổi, được lên ngôi báu, nhờ phúc ấm lúc mà nhà nước toàn thịnh,việc nước việc đời chưa từng để ý, không hiểu lời dặn “Ở lúc yên phải nghĩ lúc nguy”[1], đam mê theo sự vui chơi.

Read More

Read more: BÀI DỤ TỰ TRÁCH MÌNH CỦA VUA TỰ ĐỨC

SƯ TĂNG CHÙA HÀN SƠN VÀ...

 ... BÀI THƠ “PHONG KIỀU DẠ BẠC”

                   枫橋夜泊

Trương Kế 张继[1], nhà thơ sống vào đời Đường. Trong một đêm nghỉ tại bến Phong Kiều (thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô), phần do nơi đất khách, lại trước cảnh điều hiu của sông nước làng chài nên Trương tiên sinh mới cảm thán mà làm bài thơ “Đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều”, hai câu đầu của bài thơ như sau:

         Nguyệt lạc Ô Đề[2] sương mãn thiên

                     月落乌啼提霜满天 我

              Giang phong[3] ngư hỏa đối sầu miên…

                     江枫渔火对愁眠

2 1

                                      Bến Phong Kiều xưa

Read more: SƯ TĂNG CHÙA HÀN SƠN VÀ...

KHỔNG TỬ XÉT HỌC TRÒ

               TỬ HẠ VẤN KHỔNG TỬ

Tử Hạ hỏi Khổng Tử:

-  Nhan Hồi là người thế nào?

Khổng Tử đáp:

-  Hồi hơn ta về đức nhân.

Tử Hạ hỏi:

    -  Tử Cống là người ra sao?Read More

Read more: KHỔNG TỬ XÉT HỌC TRÒ

Hình Ảnh Mới Nhất

  • Hun-luyn-s-dng-CCHT-2.JPG
  • IMG_0167.JPG
  • IMG_0195.JPG
  • IMG_0213.JPG
  • IMG_0417.JPG
  • Thiu-t-v-s-Thiu-Ngc-Sn-2.jpg
  • Thy--Vng.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-11.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-5.JPG
  • V-s-Thiu-Ngc-Sn-15.JPG
  • Vng-2.JPG