Án Giang Hồ - Hồ Sơ Lật Lại
An Ninh Nhân Dân VN & Chuyên án CM-12
Kế hoạch CM-12 là tên của một chiến dịch phản gián của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch này kéo dài từ năm 1981 đến năm 1988 chống lại tổ chức Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đứng đầu. Tổ chức này chuyển "gián điệp", biệt kích, vũ khí và tiền giả vào Việt Nam với mục đích phá hoại an ninh quốc gia và lật đổ chính quyền Việt Nam.Kế hoạch CM-12 (hai chữ cái CM lấy hai chữ cái đầu của Cà Mau, còn 12 là ngày xuất phát của Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam - 12 tháng 5 năm 1981) còn là tên của phần cốt lõi nhất trong chiến dịch, đó là kế hoạch đón lõng và bắt giữ tổ chức này cùng khối lượng lớn vũ khí và tiền giả của tổ chức trên thâm nhập Việt Nam từ vùng bờ biển tỉnh Cà Mau trong các năm 1981-1984. Công an Việt Nam giả làm lực lượng biệt kích đã thâm nhập để liên lạc với Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh nhằm tiếp tục phát hiện lực lượng cũng như vũ khí và tiền của tổ chức này, đồng thời ngăn chặn các kế hoạch phá hoại an ninh quốc gia mà tổ chức này định thực hiện.Cho đến tháng cuối năm 1983, Lực lượng An ninh thực hiện kế hoạch CM-12 đã buộc đối phương xâm nhập theo kế hoạch của Ban chuyên án, với 15 chuyến bằng đường biển với 30 lượt tàu vào vùng biển Cà Mau, bắt toàn bộ 126 "gián điệp", biệt kích từ nước ngoài về, thu 132.278 kg vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả... Lực lượng chống đối chính phủ đã bị buộc phải bộc lộ 10 tổ chức và một số đầu mối trong nội địa.Ngày 9 tháng 9 năm 1984, hai con tàu thâm nhập cuối cùng đổ bộ vào Việt Nam đã bị bắt giữ cùng Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá. Lê Quốc Túy do bị bệnh nặng nên đã không đi cùng chuyến này. Kế hoạch CM-12 kết thúc.Ngày 14 đến 18 tháng 12 năm 1984, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân Tối cao đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt tử hình 5 người, tù chung thân 3 người, tù từ 8 đến 20 năm 13 người.Trong ba năm tiếp theo, giai đoạn tiếp nối của CM-12 - kế hoạch ĐN-10 được thực hiện, phối hợp với lực lượng an ninh Campuchia, buộc Lê Quốc Túy đưa hết quân đã huấn luyện ở Thái Lan về Việt Nam qua Campuchia. Gần cuối năm 1987, các toán xâm nhập cuối cùng qua Campuchia về Kiên Giang đã bị bắt.Ngày 30 tháng 1 năm 1988, đại diện của Lê Quốc Túy tại Pháp gửi cho các toán của ĐN-10 bức điện báo tin Lê Quốc Túy đã chết ngày 25 tháng 1 năm 1988. Ngày 4 tháng 3 năm 1988, bức điện cuối cùng được gửi về cho các toán ở trong nước với thông báo giải tán toàn bộ tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.Năm 2005, trong đợt đặc xá hàng năm vào ngày 2 tháng 9, Mai Văn Hạnh đã được ra tù trước thời hạn.
Hồ sơ: HỘI TAM HOÀNG - TRUNG QUỐC
Hội Tam Hoàng được cho là xuất hiện từ thế kỷ 17, khi những người trung thành với triều đại nhà Minh liên kết với nhau trong những hội kín để đấu tranh chống lại triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu thống trị Trung Nguyên từ năm 1644, nhưng dần biến dạng và trở thành một tổ chức tội phạm có tổ chức chặt chẽ. Trong thế kỷ 18 và 19, hội Tam Hoàng phát triển mạnh ở Trung Quốc khi cộng sinh với các công chức tham nhũng.
Phóng sự - Ký sự : Hà Nội - 12 ngày đêm dưới mưa bom
Theo báo Tuổi Trẻ thứ Ba, 18/12/2012
Hà Nội - 12 ngày đêm dưới mưa bom - Kỳ 1:
Với mục đích ép Hà Nội chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều kiện của Mỹ, cách đây đúng 40 năm, vào đêm 18-12-1972, tổng thống Nixon ra lệnh mở màn chiến dịch Linebacker II với thời hạn ba ngày, nhằm vào các mục tiêu quanh Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng trên thực tế chiến dịch kéo dài đến 12 ngày đêm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang duyệt phương án đánh B.52
Read more: Phóng sự - Ký sự : Hà Nội - 12 ngày đêm dưới mưa bom
Cái chết âm thầm của trùm du đãng Bảy Viễn
Trong lịch sử nước ta, chưa có tay giang hồ hảo hán nào được như Bảy Viễn. Cuối thập niên 50, Bảy Viễn được phong hàm trung tướng và được bổ nhiệm chức vụ …giám đốc nha cảnh sát đô thành.
Bảy Viễn, tức Lê Văn Viễn, sinh 1904, năm có trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử Nam Bộ. Nơi sinh là Phong Được, quận Cần Giuộc, Chợ Lớn, nay thuộc quận 8, TP.HCM. Số phận Bảy Viễn gắn liền với thời kỳ lịch sử phức tạp lúc bấy giờ nên ông ta cũng là nhân vật lịch sử phức tạp…
Giang hồ Sài Gòn sau 1975 - Án tử hình... cuối cùng của Phước 'tám ngón'.
Thoát khỏi khám Chí Hòa, Phước “tám ngón” tiếp tục hành trình tội ác, nhưng rồi ngày tàn của tay giang hồ máu lạnh đã điểm. Án tử hình lần thứ hai đã kết thúc một cuộc đời tội lỗi.
Tiếp tục tội ác tày trời
Cuối tháng 3/1995, sau khi trốn khỏi trại giam, Phước về Thủ Đức tìm đến nhà vợ. Tất cả đều bàng hoàng trước sự xuất hiện của Phước lúc nửa đêm với quần áo tơi tả và nhiều thương tích. Không có súng và bộ dạng thảm hại, cả nhà vợ vẫn chết khiếp vì hắn. Dặn dò vợ xong, Phước vội vã ra đi. Nhưng chỉ một tuần sau đó, cũng vào lúc nửa đêm, Phước lại trở về và đưa vợ con lên Đắc Lắc.
Read more: Giang hồ Sài Gòn sau 1975 - Án tử hình... cuối cùng của Phước 'tám ngón'.