Chim Trời Cá nước
Kỳ án “hái trái cấm” giữa đêm rồi ngủ quên... !.
Bất chấp việc bạn gái mình ngủ chung với cha trên bộ ván ngựa giữa nhà, đối tượng Nguyễn Văn Trắng (SN 1988, ngụ xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) vẫn mò vào “hành sự”. Hài hước hơn, sau khi “no xôi chán chè”, đôi trẻ ôm nhau nằm ngủ quên. Sáng hôm sau, người cha thức dậy phát hiện ra sự việc, hô hoán, chàng trai co giò chạy thoát. Trong lịch sử tội phạm Việt Nam, có lẽ đây là đối tượng “trộm tình” thuộc loại táo tợn nhất.
Gã trộm tình táo tợn
Rạng sáng một ngày cuối tháng 12/2010, cha của bé gái Nguyễn T. M. (SN 1997, ngụ thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ) lơ mơ tỉnh giấc, nhìn sang hai đứa con gái đang nằm ngủ bên cạnh chợt nhảy dựng ngạc nhiên khi phát hiện có một kẻ lạ mặt nằm bên, ôm đứa con gái mới 13 tuổi của mình ngủ say như chết.
HOÀNG PHƯƠNG - NGƯỜI NHẠC SĨ TẬT NGUYỀN CỦA BIỂN GÒ CÔNG
Biển của quê mình biển của Phương
Đi về thao thức những đêm trường
(Biển vẫn bên anh - Nguyễn Kim).
Nhạc Sĩ Hoàng Phương
Read more: HOÀNG PHƯƠNG - NGƯỜI NHẠC SĨ TẬT NGUYỀN CỦA BIỂN GÒ CÔNG
NỖI NIỀM TRƯỚC LÚC HY SINH CỦA NGƯỜI LIỆT SĨ TRƯỜNG SA *
Trong số 9 liệt sĩ quê Thái Bình hy sinh tại Gạc Ma, có liệt sĩ Trần Đức Thông, là trung tá, Lữ đoàn phó, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cao nhất tại chiến trường của đơn vị đã bảo vệ Gạc Ma năm 1988.
Chị Hà đang thắp hương cho bố và di ảnh của Liệt sĩ Trần Đức Thông
Read more: NỖI NIỀM TRƯỚC LÚC HY SINH CỦA NGƯỜI LIỆT SĨ TRƯỜNG SA *
HOÀNG PHƯƠNG - NGƯỜI NHẠC SĨ TẬT NGUYỀN TÀI HOA MÀ BẠC PHẬN !?
Ông bà ta đúc kết: "Người có tật thường có tài"! Điều đó đã đúng trong trường hợp của nhạc sĩ Hoàng Phương. Anh không may bị tật nguyền khi mới lớn. Có khi chính nhờ bị tật mà anh đã đến với âm nhạc và trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Mà người có tài thường sống lập dị, về cuối đời Hoàng Phương đã sống khác người và chết trong nghèo khó, bệnh tật.
Tuổi thơ và những kỷ niệm vui buồn
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một thời thơ ấu, người thì có một trời êm đềm, đầy ắp những yên bình bên cha mẹ, được sự thương yêu đùm bọc của những người thân, được no cơm ấm áo trong mái nhà hạnh phúc, được cắp sách đến trường, thầy cô trìu mến, được tung tăng đùa giỡn với bạn bè. Cũng có những người tuổi thơ là một chuỗi ngày dài bất hạnh, không được tình thương yêu trọn vẹn của gia đình, cuộc sống là những ngày tối tăm buồn bã, tuổi thơ đầy những lo toan, đầy những vất vả nhọc nhằn. Để khi tuổi thơ đã qua đi, người ta quay đầu nhìn lại… Nuối tiếc, lãng quên…
Read more: HOÀNG PHƯƠNG - NGƯỜI NHẠC SĨ TẬT NGUYỀN TÀI HOA MÀ BẠC PHẬN !?
Các Hoàng đế Trung Quốc chọn mộ như thế nào?
(Thâm cung bí sử) - Người Trung Quốc luôn cho rằng “trời và người hợp nhất”, nghĩa là con người và thiên nhiên luôn tồn tại sự hài hòa, thống nhất. Chính vì vậy, các đế vương Trung Quốc thời cổ đại khi lựa chọn lăng mộ của mình cực kỳ coi trọng yếu tố phong thủy.
Để con cháu mình có thể duy trì vĩnh viễn ngôi báu, các bậc đế vương đã tốn không ít tâm sức để tìm những mảnh đất có phong thủy đẹp làm nơi đặt lăng mộ mình.Có điều, trong hàng ngàn năm của lịch sử phong kiến ở đất nước này, chưa có triều đại nào có thể tồn tại vĩnh viễn dù phong thủy của lăng mộ tổ tiên họ có lý tưởng tới mức nào…
Nguyên tắc 1: Chú trọng toàn thể
Lý luận phong thủy truyền thống của Trung Quốc coi thiên nhiên là một thể thống nhất. Trong khối toàn thể đó, con người là trung tâm còn thiên địa, vạn vật là những yếu tố tồn tại dựa vào nhau, đồng thời cũng đối lập và chuyển hóa cho nhau.