Chim Trời Cá nước
Lẽ Ra & Thế Nhưng...
Báo chí là một bộ phận rất quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí góp phần rất lớn trong việc định hướng, thúc đẩy xã hội phát triển cũng như đẩy nhanh việc thực hiện "tiến bộ xã hội". Báo chí là sự phản ảnh đa màu sắc của đời sống xã hội, là tuyên ngôn, là tiếng nói của giai cấp thống trị, nhà cầm quyền, của các cơ quan ban ngành... Vì vậy, việc viết báo, làm báo và phát hành báo đòi hỏi phải có thái độ hết sức nghiêm túc, cẩn trọng. Việc đăng tin, bài, ảnh không những phải trung thực, chính xác, nhanh chóng, kịp thời mà còn đòi hỏi nội dung phản ánh phải phong phú đa dạng, "chí công vô tư "... thể hiện rõ sự nghiêm túc trong hoạt động VHNT, bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức của người cầm bút. Thế nhưng, có rất nhiều tờ báo trong thời gian gần đây vì muốn thể hiện sự "phong phú" tính "đa dạng" của mình, người ta đã cóp nhặt bài vở của các báo khác, thay tên tác giả sau đó đăng bài không sót một dấu phẩy. Để bán báo, người ta không ngớt kêu gào với những cái "tít" giật gân kiểu như "kinh hoàng...", "khiếp đảm...", "cực sốc..." v.v, khi đăng những tin không có gì là kinh hoàng, cực sốc cả. Nhiều báo toàn đưa những tin nhăng nhít, không đúng sự thật, chỉ cốt để câu khách kiếm tiền...
SẮC XUÂN...
SẮC XUÂN...
Tác giả: Thiều Ngọc Sơn
Xuân đã về
Chiều 22 và sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, sắc Xuân nghe chừng vẫn như chưa về đến thành phố. Thế nhưng chỉ trong một giấc ngủ trưa, chiều ra công viên (công viên Gia Định, nơi tổ chức chợ Hoa Xuân của Tp. HCM) đã thấy Xuân tràn ngập, cả một rừng Xuân chen nhau khoe sắc...
Đứng Tim Khi Nghe Bộ GD&ĐT Công Bố Điểm Bài Thi "Kiểm Tra Nhận Thức Cuối Năm" giữa Giáo Sư Võ Tòng Xuân và Nghệ sĩ UT Chí Trung !
Chiều hôm qua (Chủ nhật ngày 20.01.2013), lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quyết định, công khai công bố điểm bài thi "kiểm tra nhận thức cuối năm 2012" của Bộ (môn văn) dành cho 2 thí sinh: một bên là Giáo sư Võ Xuân Tòng và một bên là danh hài, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung.
Đề bài:
Câu 1: Theo anh chị, thế nào là văn hóa ? Nêu khái niệm về văn hóa truyền thống. (1 điểm)
Câu 2: Thế nào là bản sắc văn hóa? Làm thế nào để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Việt ? (1 điểm)
TÀO LAO_TÁN DZÓC QUA... MỘT BỨC TRANH !?.
Trong cuộc sống thường nhật, lắm lúc ta vẫn nghe ai đó dặn dò: "Đời không phải đơn giản đâu con ạ !" hay lại nghe người nào đó phàn nàn "Đời quá ư là phức tạp !". Vâng ! Quả đúng là như thế, không như thế sao lại gọi là "đời" ! Nội cái việc hiểu cho nó đến nơi đến chốn ý tứ của cái chữ "đời" đó thôi... cũng có thể khiến cho người ta phải điên cái đầu. Này nhá:
- Chữ "đời" được dùng để chỉ đời sống, sinh hoạt của muôn loài...
- Chữ "đời" dùng để chỉ cấu trúc thượng hạ tầng trong xã hội như đời sống nhân dân, đời sống nông thôn, đời sống thành thị, đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất...
- Nói đến chữ "đời" là nói đến kiếp nhân sinh, đến đời sống hạnh phúc, đời sống khổ đau, có thành công, có thất bại, có buồn có tủi... của một con người.
Tản mạn về Thăng Long - Hà Nội
Shaolaojia:
Hà Nội (Thăng Long xưa) trong mắt người Việt Nam từ cổ chí cận kim luôn là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Hà nội chỉ mới đây thôi, ở cái thời "tiền mở cửa" vẫn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt, vẫn là nơi mà cả nước hướng về, dõi trông với niềm tin, niềm hy vọng và cả nỗi lo âu...
Thế nhưng những năm gần đây, trong mắt du khách nước ngoài và người dân trong nước, Hà Nội chả khác nào một cái chợ chiều với văn hóa chém chặt mạnh ai nấy họp; từ bà bán phở gia truyền cho đến những "truyền nhân" chuyên bán quần áo trong chợ Đồng Xuân, những nam thanh nữ tú v.v. hễ cứ mở miệng ra là "miệt thị, chửi người" ? Chửi mà có vần, có điệu, âm vận lúc bổng lúc trầm, chửi nghe hay hình như đang là mốt của người Hà Nội bây giờ (?!).
Người dân cả nước đang rất buồn lòng và chán ghét kẻ "Tràng An".